Cập nhật bản tin COVID-19 ngày 12/6
Việt Nam ghi nhận ca tử vong thứ 58 vì COVID-19
Vượt mốc 10.000 ca mắc COVID-19, Việt Nam thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine “nội”
Tổng Bí thư biểu dương tinh thần toàn kết toàn dân chống dịch COVID-19
TP.HCM lo ngại vì các ca dương tính được phát hiện ngoài cộng đồng
- Trong cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 ngày 11/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá vấn đề đáng lo ngại nhất là các địa phương chưa có kinh nghiệm chống dịch trong khu công nghiệp (KCN), nhất là tại các DN sản xuất điện tử, môi trường làm việc kín, sử dụng điều hoà, rất đông công nhân. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh việc chuẩn bị các phương án ứng phó thì cố gắng để dịch không lây vào KCN, nếu có ca nhiễm phải phấn đấu phát hiện ngay trong vòng 3 ngày đầu tiên.
- Trả lời kiến nghị các địa phương mong muốn sớm có vaccine phòng COVID-19 tiêm cho công nhân trong KCN, Phó Thủ tướng cho biết: “Cố gắng trong tháng 7/2021 sẽ tiêm hết vaccine phòng COVID-19 cho công nhân trong các nhà máy, KCN có nguy cơ cao. Hết tháng 8/2021 sẽ tiêm xong cho toàn bộ công nhân trong các KCN trên cả nước”.
- Ngày 12/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ký ban hành Quyết định số 2908/QĐ-BYT về việc phê duyệt có điều kiện đối với vaccine Comirnaty của hãng Pfizer/BioNTech cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Đây là vaccine phòng COVID-19 thứ 4 được Việt Nam phê duyệt khẩn cấp, sau AstraZeneca (Anh), Sputnik V (Nga) và Sinopharm (Trung Quốc).
- Sau khi ghi nhận thêm 10 ca nhiễm trong nhóm công nhân tại công trình đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (được công bố sáng 12/6), Tiền Giang khẩn trương lấy mẫu cho hơn 1.000 trường hợp liên quan. Từ ngày 27/4 đến nay, Tiền Giang đã ghi nhận 13 ca COVID-19 trong cộng đồng.
- Sáng 12/6, buổi thi đầu tiên, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT của 93.000 thí sinh tại Hà Nội đã diễn ra an toàn. Mỗi quận, huyện ở Hà Nội đều chuẩn bị nhiều điểm thi dự phòng và điểm chờ cho phụ huynh, tránh tập trung đông người. Các điểm thi dự phòng và điểm chờ cũng đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch như điểm thi chính và có cán bộ, nhân viên thường trực.
- Trong bản tin tối của Bộ Y tế, TP.HCM là địa phương ghi nhận số ca COVID-19 cao nhất với 44 ca. Chiều 12/6, Sở Y tế TP.HCM phát công văn hỏa tốc đến các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM về việc sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ khi được phân công tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19.
Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu sau giờ làm việc ở bệnh viện, nhân viên y tế chỉ nghỉ ngơi và làm việc tại nhà, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không tụ tập bạn bè hoặc người thân (không ở cùng gia đình) sinh hoạt, ăn uống, không đi đến những nơi đông người nếu không thực sự cần thiết...
Để chuẩn bị cho kịch bản 5.000 ca mắc, ngành y tế TP.HCM đã chuyển đổi công năng của 3 Bệnh viện huyện Củ Chi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, dự kiến từ 13/6 sẽ đi vào hoạt động.
Trong ngày 12/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã ghi nhận 3 trường hợp nghi mắc COVID-19 là các nhân viên hành chính của bệnh viện, không tiếp xúc người bệnh. Bệnh viện hiện đã phong tỏa tạm thời nhưng vẫn duy trì công tác xét nghiệm chẩn đoán RT-PCR, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 đang nằm điều trị tại bệnh viện.
- 16 tỉnh, thành trên cả nước lên kế hoạch đón gần 15.000 lao động tạm thời trở về từ Bắc Giang. Lao động đủ điều kiện tạm trở về các tỉnh thành gồm: F0 đã điều trị khỏi; F1 đã hoàn thành cách ly theo quy định; Người lao động đã có kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần. Đây là sự hỗ trợ kịp thời, cần thiết tới từ nhiều tỉnh thành giúp tỉnh Bắc Giang sớm khống chế được dịch bệnh và giảm tải gánh nặng kinh tế.
Bình luận của bạn