Giải pháp nào cho khung pháp lý trong quản lý TPCN tại Việt Nam

Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tật với TPCN đã trở thành xu hướng của thế giới (Ảnh minh họa)

9 điều cấm kỵ ở nhiều "thiên đường du lịch", điều số 5 kỳ quặc nhất

Infographic: Một vài điều bạn cần biết về đái tháo đường ở trẻ em

Sau kỳ nghỉ lễ, có nên detox thải độc không?

Hạt dẻ ngựa - chìa khóa mới để phát hiện ung thư

Cần một văn bản pháp luật chỉ dành riêng quản lý TPCN
TS. Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua đã có nhiều văn bản với chủ trương hài hòa giữa việc đảm bảo an toàn, sức khỏe con người và đáp ứng yêu cầu phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm nói chung và TPCN nói riêng phát triển.
Trên thực tế, hiện nay Việt Nam đã có Nghị định 38, Nghị định 67 và Nghị định 43 (năm 2017) liên quan đến sản phẩm TPCN. Vào năm 2014, khi được Chính phủ giao thực hiện Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 43 về quản lý TPCN. Thông tư này quy định nhiều vấn đề về ATTP, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập nảy sinh với quy định mới của luật đầu tư. Chính vì thế cần có một Nghị định mới và chỉ dành riêng cho ngành TPCN.
Theo GS. Trịnh Quân Huấn - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Nghị định mới cần xây dựng trên cơ sở đóng góp ý kiến từ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người tiêu dùng và phải đảm bảo không phân biệt đối xử. Nghị định cũng cần phải đưa ra chế tài xử phạt nặng cho các hành vi sai trái, như quy định trong Luật quản lý TPCN của Hàn Quốc cho phép phạt tới 2 tỷ đồng hoặc 7 năm tù giam nếu vi phạm Luật. Thậm chí, Bộ Y tế cần xây dựng ít nhất 3 nghị định liên quan về quản lý TPCN.
Những vụ làm TPCN giả được phát hiện khiến việc siết chặt quản lý sản xuất, kinh doanh TPCN trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết (Ảnh minh họa)
Đồng tình với ý kiến trên, GS. TS Nguyễn Lân Dũng quan tâm tới quy định thêm về điều kiện giá cả TPCN, tránh tình trạng giá trên trời khiến nhiều người dân, nhất là dân nghèo vùng nông thôn không tiếp cận được TPCN. Nghị định cũng nên để các doanh nghiệp tự thực hiện chức năng kiểm tra, quản lý. Nhà nước chỉ kiểm tra, quản lý ở tầm vĩ mô.
TS. Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết cơ quan này đã đệ trình các văn bản liên quan đến việc xây dựng Nghị định để xin ý kiến của Chính phủ, của các bộ, ban, ngành chức năng có liên quan, của các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp và người dân. Sau khi thông qua khung Nghị định, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xây dựng nội dung cụ thể của từng phần và tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia, các doanh nghiệp để xây dựng được một Nghị định về TPCN sao cho sát với nhất thực tiễn.
GS.TS Nguyễn Lân Dũng đặt ra yêu cầu quản  lý giá TPCN
Quản lý TPCN ở Việt Nam: Trả lời dứt điểm 3 câu hỏi lớn
Còn PGS.TS Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã khẳng định: Quản lý TPCN ở Việt Nam không phải là bài toán quá khó. Cần trả lời được 3 câu hỏi lớn dưới đây:
Câu hỏi thứ 1: Định nghĩ đúng về thực phẩm chức năng
Thống nhất được các định nghĩa về TPCN theo quy định quốc tế về lĩnh vực thực phẩm sẽ giúp việc quản lý TPCN dễ dàng hơn. Trả lời đúng câu hỏi này giúp không chỉ cơ quan quản lý mà cả người tiêu dùng Hiểu Đúng về TPCN.
Theo đó,
Thực phẩm chức năng (Functional food) là sản phẩm hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể thoải mái, tăng cường sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.
Thực phẩm tăng cường (Fortification Food) là thực phẩm thường (Conventional food) được tăng cường các vi chất dinh dưỡng (Micronutrients). Thực phẩm thường gọi là phương tiện, thực phẩm mang (Vehicle) đem thêm các vi chất dinh dưỡng. Các vi chất dinh dưỡng là chất tăng cường (Fortificant) vào thực phẩm mang. Sau khi tăng cường, quá trình chế biến sẽ làm đồng nhất hóa và chất tăng cường trở thành vô hình trong thực phẩm mang (Ví dụ: tăng cường iode vào muối ăn, kẽm vào ngũ cốc, sắt vào nước mắm...).
TPCN giúp giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến điều kiện sức khỏe và bệnh tật
Ngoài ra, cũng theo PGS.TS Trần Đáng, còn cần đưa ra định nghĩa chuẩn về công bố TPCN, công bố dinh dưỡng…
Công bố Thực phẩm chức năng (Functional Food Claim): Là nói tới tác dụng có lợi của việc tiêu thụ TPCN với việc cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng cường cấu trúc và cải thiện, tăng cường chức năng của các tổ chức, cơ quan, nhằm quy trì hoặc tăng cường sức khỏe, giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến điều kiện sức khỏe và bệnh tật. 
Công bố của TPCN bao gồm:
(1) Công bố dinh dưỡng (Nutrition Claim): Bất kỳ sự miêu tả nào mang tính chất tuyên bố rằng, dù gợi ý hay hàm ý, một thực phẩm có chứa ngoài giá trị năng lượng, còn có các protein, lipid, glucid cũng như các vitamin và khoáng chất. Công bố dinh dưỡng gồm: Công bố về hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient Content Claim) là mô tả mức độ chất dinh dưỡng trong một thực phẩm. Công bố so sánh chất dinh dưỡng (Nutrient Comparative Claim) là công bố so sánh mức độ hoặc giá trị năng lượng của hai hay nhiều thực phẩm trở lên. Công bố không bổ sung (Non-Addition Claim) là công bố rằng một thành phần nào đó không được bổ sung vào thực phẩm kể cả trực tiếp và gián tiếp.
(2) Công bố sức khỏe (Health Claim): Bất kỳ một sự miêu tả nào mang tính chất tuyên bố rằng, dù hàm ý hay ngụ ý, về một sự liên quan giữa một thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm nào đó với sức khỏe.
Câu hỏi thứ 2: Quản lý thực phẩm chức năng như thế nào?
Theo PGS.TS Trần Đáng, cần xem xét đến 5 vấn đề cốt lõi ảnh hưởng tới quản lý TPCN ở Việt Nam. Bao gồm:
- Hệ thống pháp luật: Chưa phù hợp, nhiều nhưng chồng chéo, trái với luật và thông lệ quốc tế; Thiếu quy định, tiêu chuẩn về quá trình, dịch vụ, sản phẩm
- Hệ thống tổ chức thực hiện: Chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp. Tổ chức bộ máy quản lý chưa hoàn chỉnh, thiếu biên chế, hạn chế trình độ để thực hiện các quy định pháp luật; Hệ thống thanh tra chuyên ngành + chế tài xử lý nửa vời; Phân công quản lý nhiều bộ, chồng chéo, chưa kể, điều kiện nhân lực, kinh phí để thực hiện  kiểm soát, quản lý lại chưa đầy đủ.
VAFF đã từng phối hợp với VCCI và Bộ Y tế tổ chức những buổi tọa đàm bàn về khung pháp lý quản lý TPCN tại Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực nhất
- Đầu tư còn quá thiếu: Ngân sách thiếu; Nhân lực: vừa thiếu, vừa yếu
- Phương pháp tiếp cận sai lệch, mới chỉ “rách đâu vá đấy”, chưa theo nguyên tắc kiểm soát “from Farmer to Table”, chưa có HACCP, GMP, chưa dựa trên nguyên tắc “Risk Assessment”, chưa dựa trên “Food Standard” làm tiêu chí cho quản lý.
- Chưa có chiến lược Thông tin – Giáo dục – Truyền thông ATTP sát thực.
Đầu tư và xây dựng kế hoạch tổng thể cho hệ thống quản lý TPCN sẽ giúp cộng đồng Làm Đúng TPCN.
Câu hỏi thứ 3: Công thức kiểm soát TPCN ở Việt Nam là…
Công thức 1-3-6-9 hay 1 mục tiêu, 3 phương châm, 6 nguyên tắc và 9 giải pháp được coi là công thức chung trong việc kiểm soát an toàn TPCN ở Việt Nam
1 mục tiêu: Cung cấp ra thị trường những sản phẩm thực phẩm chức năng có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
3 phương châm: Thứ nhất, xã hội hóa các hoạt động, trong đó cơ quan quản lý là người chủ trì, giao quyền cho bên thứ ba để đảm bảo công bằng, khách quan. Thứ hai, lấy tuyên truyền, giáo dục là biện pháp trung tâm, đi trước một bước trong hoạt động vì an toàn, chất lượng TPCN. Thứ ba, xây dựng hệ thống hạ tầng vững chắc gồm 3 chân kiềng: Luật (bao gồm cả tiêu chuẩn, quy chẩn) – Thanh tra (chế tài) – Kiểm nghiệm.
TS. Phạm Huy Quang - Cục Pháp chế, Bộ Y tế, khẳng định: Bộ Y tế sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp và hiệp hội để tìm ra cách quản lý hữu hiệu nhất giúp ngành TPCN Việt Nam phát triển hợp lý, trở thành nền kinh tế - y tế mũi nhọn
6 nguyên tắc: Bao gồm:
- Chính quyền phải là người chủ trì trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh TPCN gắn với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
- Y tế phải làm được vai trò “Tham mưu thông minh”
- Giáo dục – tuyên truyền tới đúng các đối tượng và cả cộng đồng
- Huy động các ngành, tổ chức tham gia.
- Cam kết của chủ hộ, chủ cơ sở về việc thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn ATTP.
- Duy trì giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời.
9 giải pháp: Bao gồm
(1) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và xây dựng hệ thống tổ chức quản lý từ TW đến địa phương, trong đó: Thống nhất phối hợp trong quản lý và phân cấp quản lý giữa các Bộ, ngành, và địa phương, tránh chồng chéo; Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản Quản lý pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các lĩnh vực, nhanh chóng sửa sai Luật ATTP; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn ATTP và hài hoà tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế; Áp dụng phương pháp quản lý ATTP tiên tiến (HACCP, GMP, GAP, GLP), thực hiện quản lý dựa trên phân tích nguy cơ; Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về ATTP…
 (2) Thông tin giáo dục truyền thông: Xây dựng chiến lược thông tin giáo dục truyền thông ATTP, TPCN sát thực tế, đúng nhóm đối tượng; Xây dựng nội dung thông điệp cho các nhóm đối tượng; Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý TPCN.
(3) Thiết lập mối quan hệ liên ngành: Y tế, Nông nghiệp, Thuỷ sản, Thương mại, Môi trường, Giáo dục, Văn hoá thông tin, Công nghiệp thực phẩm, Công an, Tư pháp..., có phân trách nhiệm cụ thể giữa các ngành; Thành lập Hội đồng tư vấn về các lĩnh vực thuộc TPCN.
(4) Xây dựng và phát triển hệ thống thanh tra chuyên ngành TPCN từ TW đến tuyến Huyện; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về TPCN; 
(5) Kiểm nghiệm: Quy hoạch và phát triển hệ thống kiểm nghiệm TPCN; Tổ chức đánh giá năng lực, xắp xếp lại các phòng kiểm nghiệm từ TW đến địa phương và các Bộ, ngành; Xây dựng các quy trình quy phạm kỹ thuật kiểm nghiệm thống nhất cho từng loại chỉ tiêu; Đào tạo cán bộ kiểm nghiệm ATTP và chuẩn hoá các phòng XN theo GLP và ISO/IEC 17025; Nghiên cứu SX các thiết bị xét nghiệm nhanh và trang bị cho các tuyến, các đơn vị kiểm tra, thanh tra. 
(6) Thiết lập chương trình phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm chức năng; Xây dựng hệ thống giám sát quy trình, giảm nguy cơ ô nhiễm...
(7) Nghiên cứu khoa học: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý TPCN.
(8) Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực TPCN như Hợp tác, kêu gọi hỗ trợ của quốc tế về nguồn lực; Đào tạo cán bộ; Hợp tác kiểm soát TPCN, nguyên liệu TPCN qua biên giới.
(9) Đầu tư thoả đáng: Nguồn lực, đặc biệt là con người, trang thiết bị và kinh phí.
Nhóm PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý