Giải pháp nào cho khung pháp lý trong quản lý TPCN tại Việt Nam

Tọa đàm trực tuyến Đề xuất góp ý xây dựng khung khổ pháp lý quản lý TPCN tại Việt Nam

Đoàn cán bộ Bộ Y tế thăm Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam và Viện Thực phẩm chức năng

Vai trò của VAFF trong sự phát triển của ngành thực phẩm chức năng Việt Nam

TS.Phan Quốc Kinh & những nghiên cứu tiên phong xây dựng sản phẩm TPCN Việt Nam

Kiến tạo khung pháp lý cho doanh nghiệp thực phẩm chức năng

Phát biểu tại buổi Tọa đàm trực tuyến Đề xuất góp ý xây dựng khung khổ pháp lý quản lý thực phẩm chức năng tại Việt Nam do Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 5/5, TS. Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, thời gian qua đã có nhiều văn bản với chủ trương hài hòa giữa việc đảm bảo an toàn, sức khỏe con người và đáp ứng yêu cầu phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm nói chung và TPCN nói riêng phát triển.

Trên thực tế, hiện nay Việt Nam đã có Nghị định 38, Nghị định 67 và Nghị định 43 (năm 2017) liên quan đến sản phẩm TPCN. Vào năm 2014, khi được Chính phủ giao thực hiện Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 43 về quản lý TPCN. Thông tư này quy định nhiều vấn đề về ATTP, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập nảy sinh với quy định mới của luật đầu tư. Chính vì thế cần có một Nghị định mới và chỉ dành riêng cho ngành TPCN.

Theo GS. Trịnh Quân Huấn - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Nghị định mới cần xây dựng trên cơ sở đóng góp ý kiến từ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người tiêu dùng và phải đảm bảo không phân biệt đối xử. Nghị định cũng cần phải đưa ra chế tài xử phạt nặng cho các hành vi sai trái, như quy định trong Luật quản lý TPCN của Hàn Quốc cho phép phạt tới 2 tỉ đồng hoặc 7 năm tù giam nếu vi phạm Luật. Thậm chí, Bộ Y tế cần xây dựng ít nhất 3 nghị định liên quan về quản lý TPCN.

Cần siết chặt công tác quản lý ngành TPCN

Chủ tịch Quốc hội: Thực phẩm bẩn khiến cuộc sống không yên bình Chủ tịch Quốc hội: Thực phẩm bẩn khiến cuộc sống không yên bình
Bộ trưởng Y tế: Ung thư nhiều không phải do thực phẩm bẩn Bộ trưởng Y tế: Ung thư nhiều không phải do thực phẩm bẩn
Nên đọc

Đồng tình với ý kiến trên, GS. TS Nguyễn Lân Dũng quan tâm tới quy định thêm về điều kiện giá cả TPCN, tránh tình trạng giá trên trời khiến nhiều người dân, nhất là dân nghèo vùng nông thôn không tiếp cận được TPCN. Nghị định cũng nên để các doanh nghiệp tự thực hiện chức năng kiểm tra, quản lý. Nhà nước chỉ kiểm tra, quản lý ở tầm vĩ mô.

Phía các doanh nghiệp sản xuất TPCN cũng cho rằng, Thông tư 43 chưa đủ mà cần có Nghị định và cần có những đóng góp ý từ các bên cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng và phải đảm bảo không phân biệt đối xử. Đồng thời, khi xây dựng Nghị định cơ quan chức năng cần quan tâm tới những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp.

Được biết hiện tại, phía Cục An toàn thực phẩm đã xây dựng xong khung và đang tiến hành lấy ý kiến cho Nghị định quản lý TPCN. Tới đây Bộ Y tế sẽ có thêm nhiều cuộc làm việc với các chuyên gia, các doanh nghiệp để xây dựng được một Nghị định về TPCN sao cho sát với nhất thực tiễn.

Theo PGS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Nghị định về quản lý TPCN nên phân thành 10 chương, gồm:
Chương 1: Phạm vi đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Chất cấm và hành vi cấm.
Chương 2: Phân biệt TPCN với truyền thống thống; TPCN với thực phẩm tăng cường; TPCN với thuốc.
Chương 3: Phân loại thực phẩm chức năng: Phân loại chung về thực phẩm; Phân loại theo mục đích; Phân loại theo tác dụng; Phân loại theo chức năng tác dụng; Phân loại theo dạng sản phẩm; Phân loại theo phương thức quản lý.
Chương 4: Điều kiện an toàn thực phẩm (tiêu chuẩn) của TPCN: Tiêu chuẩn chung của TPCN; Tiêu chuẩn SP-TPCN được lưu hành; Điều kiện ATTP của các loại TPCN.
Chương 5: Quản lý thực phẩm chức năng: Kiểm soát nguyên liệu (AGP); Quản lý sản xuất TPCN (GMP); Quản lý kinh doanh TPCN (GDP); Nhập khẩu, xuất khẩu TPCN; Thông tin, quảng cáo TPCN; Xây dựng và ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn TPCN; Kiểm nghiệm TPCN; Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.
Chương 6: Đánh giá tính chất lượng, an toàn, hiệu quả.
Chương 7: Quy định thử lâm sàng với TPCN.
Chương 8: Công bố về sức khỏe của TPCN.
Chương 9: Cảnh báo và giám sát trước và sau thị trường.
Chương 10: Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.
Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý