Xử phạt người dùng smartphone không cài ứng dụng khai báo y tế?

Người thuộc diện cách ly y tế/giám sát y tế sau cách ly phải cài đặt ứng dụng VHD và Bluezone trên smartphone

TP.HCM tiếp tục ghi nhận các ca COVID-19 liên quan đến cơ sở tôn giáo

Phó Thủ tướng: Cần tìm mọi giải pháp để có vaccine COVID-19 nhanh nhất

Chuỗi lây nhiễm tại cơ sở tôn giáo lan tới Bình Dương, Trà Vinh

Mỹ gia tăng sức ép với Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch COVID-19

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19

Ngày 29/5, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2666/QĐ-BYT kèm theo Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, hiện 3 ứng dụng dùng để khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần gồm ứng dụng VietNam Health Decleration (VHD) và tokhaiyte.vn; ứng dụng Bluezone và ứng dụng NCOVI.

Mục đích của hướng dẫn này là hỗ trợ thực hiện khai báo y tế điện tử giúp quản lý, theo dõi y tế và phát hiện sớm ca bệnh phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Đồng thời quy định cụ thể về địa điểm, thời điểm, đối tượng cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

3 ứng dụng hỗ trợ khai báo y tế cần có trên smartphone: Bluezone, NCOVI, VHD

Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử phạt các trường hợp có smartphone (điện thoại thông minh) nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng theo quy định trên cơ sở tình hình dịch COVID-19 và điều kiện thực tế tại địa phương.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định khu vực, địa điểm đang có ổ dịch COVID-19 trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế để áp dụng nghiêm các biện pháp chống dịch phù hợp, mà không áp dụng hướng dẫn này.

Người dân sử dụng các ứng dụng hỗ trợ khai báo y tế như thế nào?

- Người dân có điện thoại thông minh cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để thực hiện khai báo y tế điện tử và sinh mã QR. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone) và bật chế độ Bluetooth.

- Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có điện thoại thông minh phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế (VHD) và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần.

Người dân dùng smartphone để quét mã QR tại các địa điểm công cộng - Ảnh: SK&ĐS

- Sử dụng mã QR được in ra hoặc đã lưu trong điện thoại để thực hiện khai báo y tế và chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo y tế của mình. Khi đến các địa điểm cần khai báo y tế, đưa mã QR cho nhân viên kiểm soát thực hiện quét hoặc dùng điện thoại để tự quét mã QR tại điểm đó.

Hướng dẫn này áp dụng đối với người dân và các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí; Nơi tập trung đông người, bao gồm:

1. Các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí: Trụ sở làm việc; Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; Quán bar; vũ trường; Karaoke; Cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage), làm đẹp; Phòng tập thể dục, thể hình; Cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn (theo quy định của Ban tổ chức hoặc người có thẩm quyền triệu tập)...

2. Nơi tập trung đông người: Bệnh viện, các cơ sở y tế; Chung cư; Trường học; Nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ và trên phương tiện giao thông công cộng; Trung tâm thương mại, siêu thị; Chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu; Đám tang, đám cưới; Địa điểm tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí; Khu tâm linh...

Hướng dẫn cũng quy định trách nhiệm cụ thể tại các cơ sở khám chữa bệnh; Các cảng hàng không và trên các phương tiện giao thông công cộng. Người đứng đầu các tổ chức, cơ sở, địa điểm, khu vực được giao quản lý trong phạm vi áp dụng hướng dẫn chịu trách nhiệm việc tổ chức triển khai, đôn đốc, nhắc nhở, thường xuyên kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện nghiêm hướng dẫn này.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin