WHO tuyên bố bệnh sởi gia tăng 300% so với năm ngoái
Làm sao để nhận biết trẻ bị bệnh sởi?
Infographic: Bệnh sởi ảnh hưởng gì tới cơ thể?
Những thông tin cần biết về bệnh sởi và vaccine sởi
Phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ thế nào?
Như đã biết, bệnh sởi rất dễ lây lan và tạo thành dịch đe dọa sức khỏe, tính mạng người dân. Nó có thể được ngăn hiệu quả thông qua tiêm phòng vaccine đầy đủ (2 liều). Tuy nhiên, theo báo cáo của WHO, trong ba tháng đầu năm 2019, so với cùng kỳ năm trước, các trường hợp mắc bệnh sởi đã tăng 300% trên toàn thế giới. Mặc dù dữ liệu này chỉ là tạm thời và chưa đầy đủ, nhưng nó cho thấy xu hướng gia tăng bệnh sởi rất rõ nét. Đây cũng là sự gia tăng liên tiếp trong hai năm qua.
WHO cũng lưu ý rằng chỉ có khoảng 1/10 trường hợp mắc sởi thực tế được ghi nhận. Cho đến nay, 170 quốc gia ghi nhận 112.163 trường hợp mắc sởi. Vào thời điểm này năm ngoái, 163 quốc gia đã ghi nhận 28.124 trường hợp mắc sởi.
Tại các quốc gia tiên tiến, như Mỹ, sau nhiều năm công bố xóa sổ được căn bệnh này, nhưng thời gian gần đây đã phát hiện một số ổ dịch tại nhiều thành phố lớn. Đây có thể chính là hệ tụy từ trào lưu “anti-vaccine” (chống vắc xin). Những người ủng hộ trào lưu này cho rằng tiêm vaccine MMR (chủng ngừa chống lại bệnh sởi, quai bị và Rubella) có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em mặc dù nhiều nghiên cứu đã chứng minh không hề tồn tại mối liên hệ nào như vậy.
WHO đã xác định rằng trào lưu “anti-vaccine” chính là “mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu”, đặc biệt ở các quốc gia có hệ thống y tế kém phát triển.
Châu Phi có số lượng các ca mắc sởi cao nhất, tăng 700% so với năm ngoái. Đã có ít nhất 800 trẻ đã chết vì bệnh sởi kể từ tháng 9/2018 tới nay ở Madagascar. So với năm 2017, số lượng các ca mắc sởi ở Yemen đã tăng hơn 300% trong năm 2018.
Ở Venezuela, nơi bệnh sởi từng được ngăn chặn thành công, cũng đã ghi nhận hàng chục ngàn trường hợp mắc sởi khi các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của đất nước này tiếp tục đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe đến bờ vực sụp đổ.
Bình luận của bạn