Việt Nam chủ động sẵn sàng đối phó với dịch bệnh MERS- CoV
Bộ trưởng Bộ Y tế khen ngợi các bác sỹ
Bộ trưởng Bộ Y tế: Người bệnh là “khách hàng” đúng nghĩa khi đi khám chữa bệnh
Bộ trưởng Bộ Y tế gửi thư khen tài xế taxi đỡ đẻ trên xe
Bộ trưởng Bộ Y tế gửi thư chia buồn gia đình Thương Sobey
PV: Bộ trưởng đánh giá như thế nào về nguy cơ xâm nhập dịch bệnh MERS-CoV vào nước ta, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Nguy cơ dịch bệnh MERS-CoV xâm nhập nước ta hoàn toàn có thể xảy ra. Dịch bệnh này xuất xứ từ các nước khu vực Trung Đông, sau đó lây sang Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc. Dịch bệnh này lây từ người sang người qua dịch tiết. Chính vì vậy việc phòng chống bệnh cần được quan tâm, tích cực chủ động. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá hoang mang mặc dù chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vắc xin, nhưng cùng với các biện pháp chủ động đặc biệt là quyết tâm cao để cho dịch bệnh không xâm nhập vào nước ta và đó là một nỗ lực mà chúng ta cần phải có.
PV: Vậy xin Bộ trưởng cho biết Bộ Y tế đã và đang triển khai những biện pháp gì để phòng, chống dịch bệnh này?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Về vấn đề này, ngay từ năm 2012 khi dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện tại khu vực Trung Đông, Bộ Y tế đã có kế hoạch phòng dịch.
Kế hoạch phòng chống dịch bệnh MERS- CoV của Bộ Y tế đã đề ra kịch bản với 3 tình huống nếu dịch bệnh xẩy ra. Trước việc dịch bệnh MERS- CoV lan sang Châu Á, cụ thể là đang diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc, Trung Quốc, liên tiếp trong hai ngày 1-2/6/2015, Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn cấp Ban chỉ đạo gồm các bộ, ban ngành, các chuyên gia, Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức quốc tế, Cơ quan Kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ. Bộ Y tế đưa ra các giải pháp phòng chống MERS- CoV, trước tiên là đưa ra được thông điệp đối với người dân về cách phòng bệnh, khuyến cáo người dân không nên du lịch hoặc làm ăn ở Trung Đông trong thời gian này. Ngoài ra, giao lưu đi lại giữa người dân Việt Nam và Hàn Quốc rất nhều nên giai đoạn này cần hạn chế đến Hàn Quốc. Vấn đề tiếp theo là kiểm dịch ở cửa khẩu quốc tế, đặc biệt là ở cửa khẩu hàng không phải tiến hành hết sức chặt chẽ với tất cả các khách du lịch đi từ Trung Đông và Hàn Quốc đến. Nếu nghi ngờ mắc bệnh MERS- CoV thì phải khai báo với bác sĩ, nhất là trong vòng 14 ngày đi từ vùng có dịch trở về. Bên cạnh đó, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không nên đến nới tập trung đông người đặc biệt là đối với trẻ em.
Tiếp đến, đối với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, phải có sự phối hợp, cam kết mạnh mẽ giữa các bộ ngành.
Giải pháp tiếp theo là giám sát tại cộng đồng các ca mà nghi ngờ hoặc các ca bệnh đi từ vùng dịch về.
Cùng với việc ban hành kế hoạch phòng chống khẩn cấp dịch bệnh MERS- CoV, Bộ Y tế cũng đã gửi Công văn chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường giám sát, phát hiện sớm những ca bệnh đầu tiên; từ đó cách ly, khu trú, dập tắt dịch ngay từ đầu. Ngành y tế cũng đã chuẩn bị các cơ số thuốc và các thiết bị phục vụ việc điều trị nếu có dịch bệnh MERS- CoV xảy ra; đồng thời tổ chức tập huấn đối với các cán bộ y tế tuyến trung ương, tỉnh, huyện, xã.
Chúng tôi cũng luôn nâng cao ý thức cảnh giác phòng chống dịch bệnh, bố trí nhân lực y tế ứng trực đầy đủ, trước mắt không để các ca bệnh MERS- CoV xâm nhập vào Việt Nam và khi có ca nghi ngờ thì sẽ giám sát chặt chẽ.
PV: Bộ trưởng đánh giá như thế nào về khả năng đáp ứng của nước ta nếu dịch bệnh nguy hiểm MERS-CoV xâm nhập?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Chúng ta sẵn sàng đối phó với dịch bệnh MERS-CoV cả về chuyên môn, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị cũng như chủ động đối phó với các tình huống có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của Tổ chức y tế thế giới, hiện nay tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chúng ta đã có 2 phòng thí nghiệm được Tổ chức Y tế thế giới công nhận đạt chuẩn quốc tế có thể xét nghiệm, chẩn đoán được virus Corona, khi phát hiện các ca bệnh nghi ngờ.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Bình luận của bạn