Cục trưởng cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế)Trần Quang Trung: "Chưa ghi nhận trường hợp nào gặp sự cố liên quan đến sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn". |
Thưa ông, đến thời điểm này có tất cả bao nhiêu loại sữa có mặt trên thị trường Việt Nam được phát hiện có nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum?
Hiện Việt Nam chỉ có hai loại được thông báo nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum là sản phẩm thức ăn công thức cho trẻ từ 1 - 3 tuổi Similac GainPlus Eye-Q với 11 lô; và Dumex Gold bước 2 cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi loại 800g với số lô 300513R1 sản xuất ngày 30.5.2013, bởi công ty Danone Dumex (Malaysia) SDN. BHD.
Còn sản phẩm dinh dưỡng công thức Karicare, có một công ty công bố vào năm 2011, nhưng từ đó đến nay không nhập bất cứ một hộp nào. Còn một công ty nhập Karicare nhưng là dòng sản phẩm khác. Trong đó, một lô sản xuất từ New Zealand và hai lô nhập từ Úc. Chúng tôi đã yêu cầu các công ty báo cáo chi tiết. Tuy nhiên, các sản phẩm Karicare nhập vào Việt Nam không phải dòng sản phẩm New Zealand khuyến cáo thu hồi. Như vậy, đến nay chỉ có hai dòng sản phẩm nói trên yêu cầu phải thu hồi.
Đó chỉ là những sản phẩm được thông báo từ phía công ty là buộc phải thu hồi, trong khi trên thị trường có nhiều sản phẩm khác liệu có thể bị bỏ sót như hàng xách tay?
Chúng tôi yêu cầu tất cả các công ty sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa báo cáo về cục An toàn thực phẩm tình hình nhập khẩu nguyên liệu cũng như các sản phẩm có liên quan đến lô whey protein concentrate của công ty Fonterra New Zealand sản xuất, bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum. New Zealand phát hiện khoảng 1.000 tấn whey protein bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum. Sáng ngày 6.8, cục An toàn thực phẩm đã nhận được báo cáo của các hãng sữa: Vinamilk, TH Truemilk, Nutifood, Cô Gái Hà Lan cho biết là không sử dụng bất cứ nguyên liệu nào từ Fonterra của New Zealand.
Còn hàng xách tay thì thực sự khó kiểm soát, nhưng khối lượng không lớn được.
Các công ty sữa báo cáo không sử dụng nguyên liệu của Fonterra - New Zealand nhưng cục có đi kiểm tra lại nhằm tránh việc che giấu?
Chúng ta nên tin các hãng sữa lớn. Tuy nhiên, chúng tôi đang yêu cầu những công ty thông báo tình hình từng ngày. Cục chỉ tiến hành xét nghiệm các mẫu đã được cảnh báo còn không thể làm tất cả.
Những mẫu gửi đi viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia bao giờ có kết quả, thưa ông?
Theo đúng nguyên tắc, bảy ngày vi khuẩn cấy mới mọc độc tố, mà độc tố này chính là nguyên nhân gây bệnh. Do đó, ít nhất 1 - 2 ngày nữa mới có kết quả.
Vậy, việc thu hồi có triệt để không?Theo cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế) báo cáo của các doanh nghiệp gửi cục cho biết, các doanh nghiệp không nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng nguyên liệu whey protein concentrate và các sản phẩm có chứa nguyên liệu whey protein concentrate do công ty Fonterra - New Zealand sản xuất. Cụ thể: |
Trường hợp trẻ uống sữa nhiễm khuẩn trong thời gian dài thì phải làm sao?
Vi khuẩn Clostridium botulinum có khả năng sống sót cao, nha bào của chúng (tồn tại trong đất, phân, bùn, trên động vật, hải sản, đồ hộp... nhiều tháng) có thể sống trong đồ hộp đã mở, thịt, cá hun khói... nhiều tuần. Trong điều kiện bảo quản lạnh và có môi trường kiềm thì vi khuẩn có thể sinh ra nhiều độc tố. Vi khuẩn bị diệt ở 600C trong 30 phút và có thể diệt bằng các hoá chất khử trùng thông dụng. Để khử độc tố cần đun sôi 1000C ít nhất 15 phút; để diệt nha bào cần đun ở 1000C ít nhất một giờ, hoặc hơi nước nóng ở áp lực cao hay sấy khô trên 1600C ít nhất trong 30 phút. Biểu hiện nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum: hội chứng viêm dạ dày - ruột cấp tính, nhiễm độc thần kinh có liệt mềm, diễn biến nhanh và có thể tử vong. Bản thân sữa trong quá trình sản xuất đã qua khâu sấy khô nên nguy cơ nhiễm vi khuẩn trong sữa không phải quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các trẻ đang sử dụng những sản phẩm bị thu hồi thì cha mẹ cần chú ý đến thể trạng con em mình. Các cháu nhiễm vi khuẩn sẽ có biểu hiện nôn, tiêu chảy nhiều lần, nặng hơn như khó nuốt.
Ăn uống bao lâu sau sẽ có các biểu hiện trên?
Sau khoảng 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên trẻ em có sức đề kháng thấp có thể biểu hiện sớm hơn. Các bà mẹ cần theo dõi sức khoẻ cho trẻ.
Phía các công ty cung cấp sản phẩm sữa như trên có trách nhiệm gì với những trẻ đã sử dụng phải sản phẩm của họ mà nhiễm bệnh?
Đến thời điểm này, theo cảnh báo của các quốc gia cũng như New Zealand, thì chưa có trường hợp nào bị bệnh xảy ra. Tại Việt Nam đến nay cũng chưa ghi nhận ca nào gặp sự cố sức khoẻ do dùng sản phẩm trên. Tuy nhiên, nếu xảy ra sự cố phía công ty cam kết sẽ có trách nhiệm với người tiêu dùng. Tôi cũng cần nói thêm, đây là những sản phẩm mới, và được nhập về Việt Nam khoảng tháng 6 - 7 vừa qua. Ngay tại các cửa hàng cũng chưa bày bán nhiều. Tôi hy vọng số lượng người sử dụng sản phẩm này chưa nhiều. Các sản phẩm thu hồi sẽ trả lại New Zealand.
Đây là sự kiện gây sốc, về phía cục ông có cho rằng phản ứng còn chậm và yếu ớt hơn so với các nước khác không, thưa ông?
Ngay sau khi có thông tin chúng tôi đã tiến hành các biện pháp nhanh chóng như cập nhật thông tin trên mạng, phối hợp với các cơ quan, công ty thu hồi, kiểm tra, thu hồi. Các công ty buộc thu hồi thì chậm nhất ngày 7/8 là thu hồi hết.
TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa nhi (bệnh viện Bạch Mai) cho biết, vi khuẩn Clostrium botulinum thường ở trong thức ăn chế biến sẵn, có thể trong thịt, sữa. Nếu trót ăn phải mà bị bệnh thì sẽ có biểu hiện ngay. Trẻ đã uống sữa có nguy cơ nhiễm phải khuẩn này mà không có biểu hiện gì thì không cần phải lo lắng, không phải đi xét nghiệm. Bệnh là do độc tố của vi khuẩn, lượng độc tố phải đủ lớn mới gây được bệnh, ít quá không gây được bệnh thì cũng không hại gì. Tuy nhiên, về mặt tiêu chuẩn vệ sinh là không bao giờ được như thế. |
Bình luận của bạn