10 điều cần biết về MERS

Hàn Quốc là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của MERS (Ảnh: Everyday)

Một nửa bệnh nhân MERS tại Hàn Quốc đã hồi phục

32 người Hàn Quốc đã chết vì MERS-CoV

Bệnh nhân MERS đầu tiên tại Trung Quốc đã xuất viện

Cần lập phòng khám riêng cho người nhiễm Mers-CoV

1. Hầu hết các ca nhiễm MERS đều từng có thời gian cư trú ở Saudi Arabia. Hàn Quốc là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của MERS. Đáng lưu ý, hầu hết các trường hợp nhiễm MERS kể từ khi phát hiện ra virus từng có thời gian cư trú ở quốc gia Saudi Arabia. Ca nhiễm MERS đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2012 tại quốc gia đó. Chỉ có 2 trường hợp nhiễm MERS ở Mỹ được báo cáo - vào năm 2014 - và cả hai đều là nhân viên y tế đến từ Saudi Arabia di chuyển sang Hoa Kỳ. Trung tâm Kiểm soát và Ngừa bệnh (CDC) cho biết, hiện cả 2 đã phục hồi hoàn toàn sau khi nhập viện.

2. Khoảng 37% bệnh nhân được chẩn đoán mắc MERS đã tử vong. Chỉ trong 19 tháng, có tổng cộng 1.338 trường hợp nhiễm MERS và 475 trường hợp tử vong do MERS được báo cáo trong năm 2012 bởi 26 quốc gia. Viêm phổi và suy thận là hai biến chứng của nhiễm MERS có thể gây tử vong.

3. Một loại virus được gọi là MERS-CoV là nguyên nhân gây ra MERS. Virus MERS-CoV có hình dạng hạt, kích thước rất nhỏ với các gai nhô ra xung quanh. Chính hình dạng này đã đem đến cho nó cái tên virus Corono.

4. Hiện chưa rõ nguồn gốc của MERS nhưng xuất phát điểm có thể đến từ lạc đà. Theo CDC, trên thực tế, nguồn gốc nhiễm MERS xuất phát điểm có thể bắt nguồn từ lạc đà. Vì vậy, CDC và WHO cảnh báo, người dân cần tránh tiếp xúc với lạc đà. Người lao động nông nghiệp, công nhân lò mổ, bác sỹ thú y là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm MERS-CoV từ lạc đà do tiếp xúc với sữa, thịt sống hoặc nấu chưa chín.

Nguồn gốc nhiễm MERS xuất phát điểm có thể bắt nguồn từ lạc đà

5. Người mắc bệnh mạn tính “nhạy cảm” hơn với MERS. TS Lawrence cho biết: "Mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính và điều kiện sức khỏe đều có thể bị nhiễm MERS-CoV. Tuy nhiên, bệnh có nhiều khả năng nghiêm trọng hơn nếu người nhiễm là đối tượng lớn tuổi có bệnh mạn tính ở các cơ quan như phổi, tim hoặc thận".

6. MERS lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần gũi. Cơ chế chính xác lây lan MERS vẫn còn là một bí ẩn nhưng CDC lưu ý rằng, ho được coi là “thủ phạm” chính lan truyền bệnh. Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi bạn tiếp xúc với MERS-CoV từ 2 - 14 ngày. Nhân viên y tế chăm sóc những người nhiễm MERS và các thành viên trong gia đình bệnh nhân là những người có nhiều khả năng nhiễm bệnh.

7. Hiện chưa có thuốc kháng virus cụ thể. Do thiếu vaccine, các chuyên gia y tế nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh tiếp xúc cá nhân với một người bị bệnh. Hiện tại, việc điều trị MERS tập trung chủ yếu dựa vào chăm sóc hỗ trợ để ngăn chặn tình trạng suy cơ quan nội tạng trong cơ thể.

8. Nếu bạn được cho là có MERS và đến Hoa Kỳ, CDC được phép giữ và cách ly bạn. Đó là kết quả của một lệnh Hành pháp có chữ ký của Tổng thống Obama đã được đưa ra từ năm 2014 khi MERS tăng vọt ở Trung Đông. Kiểm dịch là biện pháp tích cực để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh hô hấp cấp tính nặng như MERS.

9. Bạn có thể tự bảo vệ bản thân khỏi MERS bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa chung của bệnh nhiễm trùng. Chúng bao gồm: Nên tiêm chủng bổ sung theo khuyến cáo; Tránh tiếp xúc với người bị bệnh; Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi ăn; Tránh tiếp xúc với lạc đà, thịt hoặc sữa của chúng.

10. Nguy cơ lây lan MERS là rất thấp. Lawrence chia sẻ: "Rủi ro cho khách du lịch ngay cả trong khu vực có người nhiễm MERS là rất thấp, đặc biệt nếu họ không dành nhiều thời gian ở bệnh viện”. CDC cũng cho biết thêm, mỗi quốc gia đều có các biện pháp tích cực để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm MERS và CDC vẫn đang theo dõi chặt chẽ tình hình MERS tại Hàn Quốc để có được phương hướng xử lý kịp thời.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp