10 tỉnh thành ghi nhận ca COVID-19 mới, TP.HCM hơn 50 ca

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 8h sáng ngày 25/6

Dịch COVID-19 phức tạp, TP.HCM đẩy nhanh năng lực xét nghiệm

Tại sao vaccine COVID-19 cần 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng?

TP.HCM: Khai báo y tế điện tử trên diện rộng từ ngày 24/6

Việt Nam đề nghị Đức hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

- Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vừa ghi nhận 1 trường hợp mắc COVID-19 mới là giám định viên xăng dầu. Qua khai thác dịch tễ, ca bệnh này có lịch trình di chuyển phức tạp trong cộng đồng.

Ngành y tế Quảng Ninh đã ra thông báo khẩn tìm người đã từng đến các địa điểm sau:

Những người đã đi trên 2 chuyến xe 15B.03684 từ TP.HCM đến Hải Phòng ngày 19/6 và xe 37.01979 nhà xe Kim Thành Chính từ Quảng Bình đến Móng Cái, Quảng Ninh ngày 20/6; Các trường hợp có tiếp xúc với ca F0 trên, hoặc bán quán nước, tiệm tạp hoá, cà phê, ăn uống tại khu vực cầu Sắt, phường Mông Dương nghi tiếp xúc hoặc tiếp xúc với các nhân viên cây xăng Bình Minh.

Cần liên hệ với số điện thoại đường dây nóng báo dịch 1800.9214 hoặc cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hướng dẫn phòng chống dịch.

- Trong phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội ngày 24/6, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, nguồn tiền để dành mua vaccine COVID-19 hiện đã có khoảng 22.000 tỷ đồng, tức gần đủ để tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 cho 75 triệu dân.

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc tiêm chủng vaccine cho toàn dân là quyết sách của Bộ Chính trị và Chính phủ đang triển khai quyết liệt. Trong bối cảnh hiện nay, vaccine và 5K là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn dịch bệnh.

- Sáng 25/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An phát hiện thêm 6 ca dương tính với SARS-CoV-2. Sau khi xác định được các ca bệnh, ngành y tế Nghệ An phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra, truy vết xác định các trường hợp có liên quan để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời, đồng thời tiến hành phun hóa chất khử khuẩn khu vực có bệnh nhân COVID-19.

- Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 3043/QĐ-BYT về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc. Ban Chỉ đạo này do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 làm Trưởng ban; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản làm Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn có 5 Tiểu ban gồm: Tiểu ban Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine; Tiểu ban Tiêm chủng; Tiểu ban An toàn tiêm chủng; Tiểu ban Giám sát chất lượng vaccine; Tiểu ban Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và truyền thông và Văn phòng thường trực.

Các tiểu ban chủ yếu giám sát chất lượng vaccine từ khi tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản cho đến triển khai tiêm chủng tại các điểm tiêm trên toàn quốc. Xây dựng các hướng dẫn về tiêm chủng, xử trí cấp cứu đối với sự cố bất lợi sau tiêm chủng, đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ...

- Theo bản tin 6h ngày 25/6 của Bộ Y tế, tính đến 16h ngày 24/6, Việt Nam đã tiêm tổng cộng 2.920.248 liều vaccine phòng COVID-19. Trong đó, số người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine là 143.121.

Bộ Y tế cũng thông tin trong ngày 24/6, 215.100 người tại 34 tỉnh, thành phố và các cơ sở y tế của Bộ Công an đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong đó, TP.HCM có số lượng được tiêm cao nhất là 160.061 người. Với con số này, TP.HCM đã có sự thay đổi về tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19. So với hơn 40.000 người dân được tiêm phòng trong ngày 23/6, ngành y tế thành phố đã tăng tốc độ gấp 4 lần.

Tuy nhiên, trong đợt thứ 4 được triển khai từ ngày 19/6, TP.HCM đặt mục tiêu tiêm vaccine cho khoảng 200.000 người mỗi ngày ở gần 1.000 điểm. Như vậy, số lượng người được tiêm trong ngày 24/6 chỉ đạt khoảng 80% kế hoạch đề ra. 

Vì vậy, hôm qua (25/6), Sở Y tế TP.HCM có công văn hỏa tốc yêu cầu giám đốc các bệnh viện trên địa bàn bổ sung 240 đội tiêm vaccine COVID-19, sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ.

- Từ 0h sáng nay (25/6), TP.HCM mở rộng vùng phong tỏa tại một số khu vực có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Cụ thể, tại huyện Hóc Môn, sẽ triển khai phong tỏa 1 phần ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm. Một phần khu phố 1, 2, 5, 6, 7 thị trấn Hóc Môn. Thời gian phong tỏa trong 14 ngày.

Tính đến 18h ngày 24/6, quận Bình Tân vẫn là địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất TP.HCM. Địa bàn mới phát sinh chùm ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng đáng chú ý là ổ dịch tại khu chợ Sơn Kỳ, quận Tân Phú.

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội