Mật ong giúp hỗ trợ điều trị viêm họng, giảm đau họng và giảm ho
Trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn có cần uống thuốc kháng sinh?
Ho kéo dài dùng TPCN Tiêu Khiết Thanh có đỡ không?
Trẻ bị viêm họng: Những triệu chứng điển hình và cách điều trị tốt nhất
Những loại tinh dầu giúp trị ho, viêm họng hiệu quả không ngờ
1. Mật ong
Nghiên cứu cho thấy, mật ong giúp điều trị ho vào ban đêm hiệu quả hơn so với các loại thuốc giảm ho thông thường. Mật ong còn giúp chữa lành vết thương, hỗ trợ điều trị viêm họng.
2. Nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu đau họng, làm loãng đờm, tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng. Bạn chỉ cần pha nửa thìa cà phê muối trong 1 cốc nước ấm, rồi súc miệng.
3. Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc làm dịu đau họng, đồng thời còn giúp chống viêm, chống oxy hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít hơi nước hoa cúc cũng có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, bao gồm cả đau họng. Uống trà hoa cúc còn giúp kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng gây đau cổ họng.
Để điều trị viêm họng, giảm đau họng, bạn nên uống trà hoa cúc pha chút mật ong
4. Bạc hà
Bạc hà có chứa tinh dầu, giúp làm loãng đờm và làm dịu đau họng và ho. Bạc hà cũng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus. Nếu bạn dùng tinh dầu bạc hà, hãy trộn 5 giọt tinh dầu với 30ml dầu nền (như dầu olive, dầu hạnh nhân, dầu dừa).
5. Súc miệng bằng baking soda
Súc miệng bằng baking soda trộn với nước muối cũng có thể giúp giảm đau họng. Hỗn hợp này có thể giết chết vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của nấm men.
Bạn có thể pha 1/4 thìa cà phê baking soda và 1/8 thìa cà phê muối vào 1 cốc nước ấm. Dùng nước này súc miệng hàng ngày.
6. Cỏ cà ri
Trà hạt cỏ cà ri là một phương thuốc tự nhiên giúp điều trị viêm họng. Nghiên cứu cho thấy, cỏ cà ri có thể kháng viêm, nấm, tiêu diệt vi khuẩn gây kích ứng hoặc viêm. Tuy vậy, phụ nữ mang thai nên tránh dùng cỏ cà ri.
7. Rễ cây thục quỳ (Marshmallow root)
Rễ cây thục quỳ giúp làm dịu đau họng, thậm chí có thể làm giảm lượng đường trong máu. Bạn chỉ cần cho một chút rễ cây thục quỳ vào cốc nước sôi rồi nhấm nháp.
Nghiên cứu cho thấy, rễ cam thảo có thể giúp điều trị viêm họng. Bạn có thể cho một chút rễ cam thảo và nước sôi, để nguội rồi dùng súc miệng. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tránh sử dụng cam thảo.
9. Cây du trơn (Slippery elm)
Cây du trơn có chứa chất nhầy, khi trộn với nước sẽ tạo thành một loại gel trơn trượt và làm dịu cổ họng. Bạn chỉ cần cho một chút vỏ cây vào cốc nước sôi, khuấy đều rồi uống. Tuy nhiên, theo Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ, cây du trơn có thể làm giảm sự hấp thu thuốc khác mà bạn uống.
10. Giấm táo
Giấm táo giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng. Do đặc tính acid, giấm táo còn có thể giúp long đờm trong cổ họng, ngăn chặn vi khuẩn lây lan. Nếu bạn bị viêm họng, đau họng, hãy thử pha loãng 1 - 2 thìa canh giấm táo trong một cốc nước rồi súc miệng để điều trị viêm họng một cách tự nhiên.
11. Tỏi
Tỏi giúp kháng khuẩn tự nhiên. Do có chứa allicin - một hợp chất có khả năng chống lại nhiễm trùng nên ăn tỏi thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa virus cảm lạnh. Cho thêm tỏi tươi vào món ăn cũng là một cách giúp kháng khuẩn. Ngậm 1 tép tỏi cũng giúp làm dịu cổ họng, nhưng bạn sẽ muốn đánh răng ngay sau đó để hơi thở không có mùi hôi.
12. Bột ớt cayenne hoặc nước sốt nóng
Ớt cayenne chứa capsaicin - một hợp chất tự nhiên giúp giảm đau. Mặc dù chưa được khoa học chứng minh, nhưng nhấm nháp chút ớt cayenne trộn với nước ấm và mật ong có thể giúp giảm đau họng. Nếu bạn có vết loét hở trong miệng thì không nên dùng ớt cayenne.
Mẹo phòng ngừa viêm họng, đau họng
- Tránh xa những người đang bị cúm, viêm họng liên cầu khuẩn.
- Rửa tay thường xuyên.
- Tránh thức ăn cay hoặc chua.
- Tránh xa hóa chất hoặc khói thuốc lá có thể gây viêm.
Bình luận của bạn