- Chuyên đề:
- Viêm đường hô hấp
Dùng tinh dầu cũng giúp trị ho và viêm họng
Bị ho lâu ngày có nên uống thuốc kháng sinh không?
Vì sao ho lại tốt cho bạn?
Những chấn thương nguy hiểm có thể gặp phải khi bị ho
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ ho lâu ngày không khỏi?
8 lý do khiến bạn ho lâu ngày không khỏi
Tinh dầu chanh: Nghiên cứu cho thấy tinh dầu chanh có thể làm tăng hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tinh dầu chanh được chiết xuất từ vỏ chanh giúp giảm viêm họng do đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giàu vitamin C, làm tăng tiết nước bọt và giúp cổ họng không bị khô.
Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà có đặc tính khử trùng, kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm và chống co thắt. Tinh dầu này từ lâu đã được dùng để hỗ trợ điều trị viêm xoang, viêm đường hô hấp, cảm lạnh, giảm ho...
Tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm nguyên chất có công dụng sát khuẩn và diệt nấm. Do đó, nhiều người dùng tinh dầu tràm để chữa ho, làm sạch đường hô hấp, làm sạch văn phòng, nhà ở, xe hơi... Đặc biệt, nó có thể giúp loại bỏ đờm trong đường thở và an toàn với cả trẻ sơ sinh.
Tinh dầu oregano (kinh giới cay): Được chiết xuất từ lá và hoa kinh giới Địa Trung Hải, tinh dầu oregano có chứa thymol và carvacrol có đặc tính kháng khuẩn cao, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Một nghiên cứu công bố vào năm 2010 đã cho thấy tinh dầu này giúp hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp, phòng chống viêm họng rất hiệu quả.
Tinh dầu bạch đàn: Tinh dầu này giúp giảm viêm đường hô hấp và làm loãng chất nhầy trong đường thở. Tinh dầu này còn có khả năng cải thiện tuần hoàn hô hấp, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Tinh dầu cỏ xạ hương: Đây là một trong những tinh dầu có chứa chất chống oxy hóa mạnh và được coi là một chất kháng sinh tự nhiên được sử dụng từ thời cổ đại. Nó không chỉ hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch mà còn có ích với hệ tiêu hóa, hô hấp và nhiều lợi ích sức khỏe khác nữa.
Tinh dầu đinh hương: Dầu đinh hương là một loại tinh dầu được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch và giảm đau họng do có khả năng kháng virus, chống viêm, sát trùng, kháng nấm... Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phytotherapy năm 2007 cho thấy tinh dầu đinh hương có hoạt tính kháng khuẩn chống lại một số vi khuẩn đa kháng thuốc.
Lưu ý: Với các liệu pháp trị ho, viêm họng bằng tinh dầu trên đều được khuyến cáo thực hiện bằng việc xông tinh dầu qua đèn tinh dầu, không sử dụng bằng đường uống. Đèn tinh dầu đặt trong phòng sẽ khiến hương thơm tinh dầu sử dụng được lan tỏa trong không khí, giúp giảm nghẹt mũi, ho và viêm họng.
Bình luận của bạn