Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh với nhiều chị em (ảnh minh họa)
Hormone ảnh hưởng gì đến cơn đau đầu và đau nửa đầu?
Rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết: Chữa thế nào?
Muốn đủ nội tiết, hãy ăn 12 thực phẩm này
Nội tiết tố estrogen có vai trò làm đẹp như thế nào?
Hằng tháng, bên trong tử cung tự hình thành một lớp niêm mạc dày chuẩn bị cho trứng làm tổ, bắt đầu chu trình mang thai. Và khi tình trạng này xảy ra, lớp niêm mạc này tự bong ra, sau đó nhờ sự co bóp của tử cung để đưa máu và mô ra ngoài. Quá trình này gọi là kinh nguyệt.
Nguyên nhân nào gây đau bụng kinh
Các cơn co bóp của tử cung được kích hoạt bởi một chất gọi là prostaglandin - thủ phạm gây ra các cơn đau bụng kinh. Mức độ đau tỷ lệ thuận với lượng prostaglandin trong cơ thể. Điều đó giải thích vì sao có người chỉ bị đau nhẹ vào 1 - 2 ngày đầu của kỳ kinh nguyệt, nhưng có người lại đau dữ dội đến vã mồ hôi trong suốt chu kỳ.
Có 2 loại đau bụng kinh: tiên phát và thứ phát.
Đau bụng kinh thứ phát thường là hệ quả của một vài bệnh lý ở hệ sinh dục
Đau bụng kinh tiên phát xuất hiện ở các thiếu nữ tuổi teen khi bắt đầu có kinh nguyệt. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự co thắt quá mức của cơ tử cung để đẩy máu ra ngoài, hoặc do bạn gái có tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường. Tuy nhiên, đau bụng kinh loại này chỉ kéo dài khoảng 2-3 năm đầu và sẽ giảm dần khi trưởng thành.
Đau bụng kinh thứ phát nghiêm trọng hơn, thường là hệ quả của một bệnh lý rối loạn trong hệ sinh sản, ví dụ lạc nội mạng tử cung, các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung,… Ngoài ra, còn có thể do yếu tố di truyền: Nếu mẹ bị đau bụng kinh thì con gái có khả năng cao cũng bị đau bụng kinh. Những cơn đau bụng kinh thứ phát không giảm dần theo thời gian mà sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Một số nguyên nhân đau bụng kinh khác có thể kể đến như vận động mạnh trong thời kỳ kinh nguyệt, tắm nước lạnh, ăn thực phẩm lạnh, ô nhiễm môi trường…
Một số cách đơn giản giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh
Chườm/tắm nước nóng
Cho nước ấm vào trong bình thủy tinh hoặc cao su rồi chườm lên phần bụng dưới. Nước ấm giúp tử cung co thắt nẹ nhàng hơn, khí huyết lưu thôn tốt hơn khiến làm dịu cơn đau. Ngoài ra việc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen cũng giúp điều hòa cơ thể, làm giảm đau bụng kinh.
Chườm ấm hoặc massage vùng bụng dưới là một trong những giải pháp đơn giản giúp giảm đau bụng kinh
Dùng gừng tươi
Gừng tươi có vị cay, tính ấm, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết. Do đó giúp cho lưu thông máu ở tử cung dễ dàng hơn, hạn chế co thắt cổ tử cung và làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Có nhiều cách sử dụng gừng tươi. Có thể lấy một ít gừng đem giã hoặc xay nhuyễn rồi đắp lên bụng, bạn sẽ cảm giác ấm nóng ở bụng và cơn đau bụng kinh từ từ dịu xuống. Hoặc dùng gừng nấu/hãm với nước nóng để uống giúp cân bằng nhiệt trong cơ thể, điều hòa khí huyết. Ngoài ra việc ngâm mình trong nước tắm có gừng cũng giúp cơ thể ấm lên, cơn đau bụng kinh sẽ thuyên giảm.
Massage bụng dưới
Việc massage nhẹ nhàng phần bụng dưới sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, khiến cơ bụng giãn ra, giảm sự co thắt đột ngột gây đau bụng kinh.
Hãy massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ cho tới khi cảm thấy đỡ dần.
Dùng ngải cứu
Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng ôn kinh, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt. Vì vậy nó thường được dùng như một vị thuốc hữu hiệu giúp cải thiện đau bụng kinh.
Ngải cứu có thể nấu cùng các thực phẩm khác như trứng gà, thịt gà, cá chép, đậu xanh, mật ong,… để tạo thành các món ăn bổ dưỡng. Ngoài ra có thể đem hãm lá ngải cứu đã phơi khô để uống như một thứ trà cũng rất tốt.
Tập Yoga
Yoga với đặc điểm là tạo cho người tập trạng thái cơ thể thư thái, thả lỏng các cơ, điều hòa khí huyết, do vậy nó giúp cải thiện đau bụng kinh rất hiệu quả.
Một số động tác phù hợp trong ngày kinh nguyệt:
Chân trên tường (Legs up the wall): trải tấm thảm sát mép tường, nằm ngửa ra và cho hai chân dựa lên tường, duỗi thẳng. Hít thở sâu và thư giãn, có thể nằm bao lâu tùy thích.
Tư thế đứa trẻ (Chill Pose): Quỳ trên sàn, ngồi trên 2 chân. Từ từ duỗi tay thẳng về phía trước, trán chạm sàn, giữ tư thế trong khoảng 10 giây rồi về tư thế ban đầu.
Động tác nằm mở rộng hông: Nằm ngửa, 2 chân co vuông góc với sàn, hai bàn chân ép sát nhau. Từ từ mở rộng đùi sang hai bên, lòng bàn chân hướng vào trong. Giữ tư thế trong 10 nhịp thở.
Cải thiện đau bụng kinh từ bên trong
Thực tế, đau bụng kinh xuất hiện do những thay đổi bất thường nội tiết tố nữ trong cơ thể người phụ nữ, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, cân bằng nội tiết tố giúp làm giảm tình trạng đau bụng kinh, đặc biệt là ở những người bị đau bụng kinh thứ phát. Bổ sung các tiền chất nội tiết từ thảo dược như tinh chất mầm đậu nành hay soy isoflavones là một trong những lựa chọn hiệu quả giúp cân bằng nội tiết tố, giúp giảm đau bụng kinh. Chị em có thể lựa chọn sản phẩm bổ sung đơn lẻ hoặc kết hợp với các bài thuốc cổ phương như Tứ vật thang để giúp giảm đau hiệu quả hơn.
Hoài Phạm H+
Gợi ý sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân: Cân bằng nội tiết - Duy trì tuổi xuân
Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.
Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.
Đối tượng sử dụng: phụ nữ trên 18 tuổi; phụ nữ suy giảm nội tiết tố; phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.
Hướng dẫn sử dụng: Giúp bổ huyết, cân bằng nội tiết tố nữ: 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần. Tăng cường sức khỏe, chống lão hóa và làm đẹp: 2 - 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút hoặc cùng với bữa ăn. Không uống dùng với đồ uống nóng. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 - 3 tháng để có kết quả tốt nhất.
*XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQC
Webstite: http://yxuan-tredep.vn/
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.
Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.
Đối tượng sử dụng: phụ nữ trên 18 tuổi; phụ nữ suy giảm nội tiết tố; phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.
Hướng dẫn sử dụng: Giúp bổ huyết, cân bằng nội tiết tố nữ: 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần. Tăng cường sức khỏe, chống lão hóa và làm đẹp: 2 - 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút hoặc cùng với bữa ăn. Không uống dùng với đồ uống nóng. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 - 3 tháng để có kết quả tốt nhất.
*XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQC
Webstite: http://yxuan-tredep.vn/
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nâng niu sức sống tự nhiên
Bình luận của bạn