- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ
10 thực phẩm cần tránh cho trẻ bị tăng động
6 vấn đề sức khỏe thường bị nhầm lẫn với ADHD
Infographic: Các dạng rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp
Những nguyên nhân có thể gây rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ
Các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý rất khác nhau và đôi khi khó nhận ra. Để chẩn đoán tăng động giảm chú ý, bác sỹ sẽ đánh giá qua một số tiêu chí. Rối loạn tăng động giảm chú ý thường được chẩn đoán ở độ tuổi thiếu niên, thường là 7 tuổi.
Dưới đây là 14 dấu hiệu rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em, bố mẹ nên biết:
1. Tự cho mình là trung tâm
Một dấu hiệu phổ biến của rối loạn tăng động giảm chú ý là không có khả năng nhận ra những nhu cầu và mong muốn của người khác. Điều này có thể dẫn đến hai dấu hiệu tiếp theo: Ngắt lời (phá đám) và gây rắc rối khi chờ đến lượt của mình.
2. Ngắt lời (phá đám)
Chính vì tự cho mình là trung tâm nên trẻ có thể ngắt lời người khác khi nói chuyện hoặc chen vào những cuộc trò chuyện hoặc trò chơi mà chúng không phải là thành viên.
3. Gây rắc rối khi chờ đến lượt
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có thể gặp khó khăn khi chờ đến lượt trong các hoạt động ở lớp hoặc khi chơi trò chơi với những đứa trẻ khác.
4. Rối loạn cảm xúc
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Chúng có thể bộc phát cơn giận dữ vào những thời điểm không phù hợp.
5. Bồn chồn không yên
Trẻ bị tăng động thường không thể ngồi yên. Chúng sẽ đứng dậy và chạy xung quanh, bồn chồn hoặc vặn vẹo trên ghế khi buộc phải ngồi.
6. Không chơi yên lặng
Sự bồn chồn có thể khiến trẻ bị tăng động khó chơi yên lặng hoặc bình tĩnh tham gia các hoạt động giải trí.
7. Chơi dang dở
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có thể thể hiện sự quan tâm đến nhiều thứ khác nhau, nhưng lại có vấn đề khi hoàn thành. Ví dụ như, chúng bắt đầu làm bài tập về nhà, nhưng ngay sau đó lại chuyển sự quan tâm sang thứ khác, trước khi làm xong bài tập.
8. Thiếu tập trung
Thiếu tập trung cũng là dấu hiệu rối loạn tăng động giảm chú ý điển hình. Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có thể gặp khó khăn trong việc chú ý, ngay cả khi ai đó đang nói chuyện với chúng.
Thiếu tập trung là dấu hiệu rối loạn tăng động giảm chú ý điển hình
9. Tránh những việc cần nhiều thời gian để hoàn thành
Sự thiếu tập trung khiến trẻ tránh các hoạt động đòi hỏi nỗ lực và thời gian, như sự chú ý trong lớp hoặc làm bài tập về nhà.
10. Sai sót
Trẻ tăng động có thể gặp khó khăn khi làm theo các hướng dẫn yêu cầu lập kế hoạch hoặc thực hiện kế hoạch. Điều này sẽ dẫn đến những sai lầm - nhưng nó không có nghĩa là lười biếng hoặc không thông minh.
11. Mơ mộng
Một dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý là luôn ồn ào, ít tham gia chơi cùng các trẻ khác. Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào không gian, mơ mộng và bỏ qua những gì xảy ra xung quanh.
12. Gặp khó khăn trong học tập
Một đứa trẻ bị rối loạn tăng động có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi các nhiệm vụ và hoạt động. Điều này sẽ gây ra vấn đề ở trường học, vì chúng khó hoàn thành bài tập về nhà.
13. Hay quên
Trẻ có thể quên làm việc vặt hoặc bài tập về nhà. Hay quên cũng khiến trẻ bị mất đồ đạc thường xuyên, chẳng hạn như đồ chơi.
14. Triệu chứng thể hiện ở nhiều nơi
Một đứa trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ thể hiện các triệu chứng ở nhiều nơi, như thiếu tập trung cả ở trường và ở nhà.
Bình luận của bạn