Những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Vấn đề tầm nhìn: Những trẻ em bị các rối loạn về mắt và ảnh hưởng đến tầm nhìn được cho là dễ bị ADHD hơn so với trẻ em có đôi mắt khỏe mạnh. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Academy of Optometry (Mỹ) tiết lộ rằng, 15% trẻ em có vấn đề về thị lực sẽ bị ADHD.
Chấn thương sọ não: Nếu trẻ có tiền sử bị chấn thương sọ não thì nguy cơ mắc ADHD cao gấp 2 lần bình thường. Mặc dù ADHD bắt đầu trong thời thơ ấu của trẻ, nhưng trong một số trường hợp, rối loạn này tiếp tục phát triển ở lứa tuổi trưởng thành.
Lạm dụng trẻ em: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhiều phụ nữ và đàn ông trưởng thành mắc ADHD đã từng trải qua thời thơ ấu bị lạm dụng thể chất. Đây được xem là một trong những lý do gây ra chứng ADHD.
Chế độ ăn uống nhiều chất béo: Những gì con của bạn ăn hàng ngày sẽ có thể tác động trực tiếp đến tinh thần và cảm xúc hạnh phúc của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một chế độ ăn quá nhiều chất béo sẽ khiến trẻ gặp phải các triệu chứng ADHD như không chăm chỉ và dễ bốc đồng với người khác.
Sinh non: Do chưa phát triển đầy đủ, trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc rối loạn lo âu và ADHD. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng, nguy cơ trẻ sinh non mắc ADHD là rất thấp.
Căng thẳng trong thai kỳ: Bà bầu nếu quá căng thẳng trước khi sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sinh ra mắc ADHD và thậm chí bị tự kỷ.