Giảm triệu chứng viêm da tiếp xúc như thế nào?
Viêm da tiếp xúc: Phân loại và triệu chứng
Dị ứng giày dép: Chuyện thật như đùa?
Sốt cao, bội nhiễm da vì kiến ba khoang đốt
Viêm da tiếp xúc, coi chừng nhập viện
1. Tránh tiêu thụ các thực phẩm mà bạn đã biết là có thể gây dị ứng hoặc nhạy cảm. Các thực phẩm gây dị ứng thông thường bao gồm: Sữa bò, đậu nành, cam quýt, đậu phộng/lạc, lúa mì, gluten, cá, động vật có vỏ, trứng, ngô và cà chua.
2. Tránh tiếp xúc với các chất hóa học mà bạn đã biết là gây kích ứng hay dị ứng. Các hóa chấtn ày có nhiều trong mỹ phẩm, sản phẩm làm tóc, chất tẩy rửa, cao su, kim loại...
3. Ăn quả việt quất và mâm xôi đen vì chúng có chứa các flavonoid có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp củng cố mô liên kết đồng thời giảm phản ứng dị ứng - hai điều quan trọng để điều trị viêm da tiếp xúc.
4. Tăng tiêu thụ thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá thu, cá hồi tự nhiên, dầu cá hồi hoặc dầu gan cá tuyết, hạt óc chó, hạt chia và hạt lanh. Omega-3 hỗ trợ tốt cho sức khoẻ da, hoạt động tim mạch, ổn định đường huyết, tăng cường phản ứng hệ miễn dịch, giảm viêm và giúp giảm chứng trầm cảm đồng thời cải thiện tâm trạng.
5. Ăn nhiều thực phẩm giàu probiotics hoặc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung probiotics. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ bổ sung probiotics trong thời gian mang thai có giúp con họ chống lại chứng viêm da trong tương lai đồng thời tăng cường phản ứng hệ thống miễn dịch và giúp kiểm soát dị ứng.
6. Bổ sung vitamin C. Với tính chất chống histamine mạnh mẽ, vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng viêm da tiếp xúc. Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C không có múi như quả lý chua đen, ớt chuông đỏ, ớt chuông xanh, dâu tây, bông cải xanh và dứa.
7. Bổ sung collagen. Được biết đến như là một yếu tố thiết yếu trong sức khoẻ của da, collagen có thể giúp giảm các triệu chứng viêm da. Bạn có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung collagen hoặc cho thêm bột protein collagen vào sữa và các món ăn sáng.
8. Bổ sung bromelain - enzyme có nhiều trong quả dứa. Bạn có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung bromelain hoặc mua uống nước ép dứa. Nên ăn cả lõi dứa vì chúng chứa nồng độ bromelain cao.
9. Bổ sung quercetin. Loại flavonoid mạnh mẽ này được tìm thấy trong rau lá xanh, quả mọng, bông cải xanh và cà chua. Bạn có thể bổ sung 1.000mg quercetin, 3 lần mỗi ngày để giảm viêm và phản ứng dị ứng.
10. Bổ sung vitamin D. Các nhà nghiên cứu tới từ Hàn Quốc cho hay những người bị thiếu vitamin D có nguy cơ mắc viêm da tiếp xúc hơn cả. Để cải thiện mức vitamin D, hãy tắm nắng thường xuyên, ăn nhiều hải sản đánh bắt tự nhiên, nấm portobello, nấm maitake, sữa tươi và trứng.
11. Thoa kem dưỡng ẩm từ dầu dừa, bơ hạt mỡ, dầu oải hương, dầu tràm… có thể giúp làm dịu da.
12. Bổ sung dầu hoa anh thảo giúp giảm ngứa, cải thiện độ ẩm, sự săn chắc và độ đàn hồi của da. Một nghiên cứu cho thấy uống 1.500mg dầu hoa anh thảo mỗi ngày có thể giúp cải thiện sức khoẻ đáng kể.
13. Tắm bằng bột yến mạch có thể giúp dưỡng ẩm, làm giảm các triệu chứng viêm da tiếp xúc vì chúng chứa hàm lượng các hợp chất phenolic rất cao. Bạn có thể pha 3 thìa canh bột yến mạch hữu cơ, không chứa gluten vào 1 cốc nước ấm và khuấy đều rồi đổ chúng vào bồn nước nóng, cùng với 5 - 7 giọt dầu oải hương. Hãy ngâm mình trong bồn tắm và thư giãn trong 20 - 30 phút.
14. Giấm táo có thể giúp làm mềm da, giảm viêm và chống lại vi khuẩn. Bạn có thể pha giấm táo với một chút nước ấm, vài giọt tinh dầu có tính kháng sinh cao (như dầu quế, dầu xạ hương, dầu tràm) rồi thoa lên da vài lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng viêm da tiếp xúc.
15. Tắm với muối biển Chết. Một nghiên cứu được đăng tải trong Tạp chí Da liễu Quốc tế cho thấy, tắm trong dung dịch muối biển Chết giúp tăng cường hydrat hóa da, giảm viêm và cải thiện chức năng rào cản của da. Rất có thể vì loại muối này chứa hàm lượng magne cao. Bạn hãy cho 1 bát muối biển Chết vào bồn nước ấm rồi ngâm mình trong đó. Hoặc, sử dụng khăn bông mềm thấm nước và áp lên da.
Bình luận của bạn