Làn da của trẻ nhạy cảm nên rất dễ bị hăm tã
7 cách dùng dầu olive cho bé: Dưỡng da, trị hăm tã
Những lưu ý khi chọn tã cho trẻ hay bị đái dầm
Phương pháp tự nhiên mẹ cần biết để trị hăm tã cho trẻ
Trị hăm tã theo cách dân gian cho trẻ
Vệ sinh vùng da mặc tã
Khi thay tã cho bé, bạn nên sử dụng nước ấm để vệ sinh sạch sẽ vùng da được che bởi tã. Không nên sử dụng xà phòng khi thực hiện hoạt động này. Sau khi vệ sinh, nên dùng khăn mềm thấm khô trước khi mặc tã mới cho trẻ.
Lúc thay tã cần lau sạch vùng da được che bởi tã của trẻ bằng nước ấm
Thay tã cho bé thường xuyên
Thay tã thường xuyên là cách đơn giản giúp hạn chế tình trạng hăm tã. Nên kiểm tra tã của trẻ để biết tã đã đầy, đã bẩn chưa. Nếu tã chưa đầy, thì sau khoảng 2 - 3 giờ bạn vẫn nên thay tã cho bé. Nếu bé đại tiện thì phải thay tã ngay lập tức.
Nên lựa chọn tã cho bé kỹ càng, đảm bảo rằng nó không quá chật. Tã quá chật có thể cọ sát vào da bé và gây kích ứng da. Khi mua tã, hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm để lựa chọn loại tã phù hợp vì có một số loại tã dành cho da nhạy cảm và loại khác là tã siêu thấm.
Sử dụng kem ngừa hăm tã
Sử dụng kem ngừa hăm tã cho trẻ trong mỗi lần thay tã. Các loại kem này phải có thành phần dịu nhẹ và có chứa các chất làm se như oxyde kẽm... vì chúng giúp tạo thành một lớp chống thấm trên da giúp tạo hàng rào bảo vệ giữa da và tã.
Nên lựa chọn các loại kem có chứa kẽm oxyde
Thay đổi chế độ ăn của bé
Bạn nên theo dõi các loại thực phẩm mới mà bé ăn vì một số thực phẩm có thể làm thay đổi độ pH trong phân của trẻ. Nếu nhận thấy rằng bé bị hăm tã sau khi ăn các thực phẩm nào đó thì phải ngay lập tức ngừng cho bé ăn. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với trẻ đang bú sữa mẹ. Nếu bé tự nhiên bị hăm tã, mẹ cũng nên chú ý đến thực phẩm mà mình ăn.
Bình luận của bạn