Nên chọn sản phẩm bổ sung vitamin D đã được kiểm chứng
Độ “chĩa nòng” của “súng” phụ thuộc vào vitamin D!?
Giảm nguy cơ kịch phát COPD nhờ vitamin D
TPCN tốt cho xương hơn cả vitamin D và calci
Phụ nữ thiếu vitamin D có thể bị vô sinh?
Dưới đây là bốn nguyên tắc bổ sung vitamin D an toàn, hiệu quả do TS. Tod Cooperman – Chủ tịch của ConsumerLab.com – Công ty Kiểm nghiệm Thực phẩm chức năng độc lập, khuyến cáo:
Nguyên tắc 1: Hãy nhớ rằng “nhiều” không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với “tốt”!
Bổ sung vitamin D mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như phòng ngừa tăng cân và các bệnh mạn tính nguy hiểm. Tuy nhiên, quá nhiều vitamin D cũng có thể gây hại. Theo hướng dẫn của Viện Y khoa Quốc gia và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), trẻ em được nên được bổ sung khoảng 400 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày, người lớn 600IU/ngày và người trên 70 tuổi cần 800IU/ngày.
Theo Viện Y khoa Quốc gia Mỹ, lượng vitamin D tối đa nên nạp vào cơ thể mỗi ngày (ULs) theo tuổi là:
- Từ 0 – 6 tháng tuổi: 1.000IU (25mcg);
- Từ 7 – 12 tháng tuổi: 1.500IU (38mcg);
- Từ 1 – 3 tuổi: 2.500 IU (63mcg);
- Từ 4 – 8 tuổi: 3.000IU (75mcg);
- Trên 9 tuổi: 4.000IU (100mcg);
- Phụ nữ có thai và cho con bú: 4.000IU (100mcg).
Bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây hại
Nguyên tắc 2: Chọn sản phẩm đã được kiểm chứng
Cuộc khảo sát mới đây của ConsumerLab.com cho thấy một số sản phẩm TPCN có chứa hàm lượng vitamin D cao hơn tới 180% so với liều lượng ghi trên nhãn. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí của Hội Tim mạch Mỹ (JAMA Internal Medicine) cũng cho kết quả tương tự.
Hãy tìm tem vàng “USP Verified”, dòng chữ “Đã được kiểm chứng theo USP” hoặc “Chất lượng được phê duyệt bởi ConsumerLab.com” trên bao bì. Các dấu hiệu này cho thấy sản phẩm đó đã được ConsumerLab.com hoặc Pharmacopeial Convention (Mỹ) - tổ chức khoa học phi lợi nhuận chuyên kiểm tra chất lượng dược phẩm – chứng nhận.
Khi vẫn nghi ngờ, hãy gọi điện thoại trực tiếp cho nhà sản xuất/phân phối từ những thông tin liên lạc ghi trên bao bì.
Nguyên tắc 3: Chọn vitamin D dạng lỏng hoặc dạng gel
Viên vitamin D dạng nén khó bị phá vỡ hơn trong dạ dày, khiến lượng vitamin cơ thể hấp thụ ít hơn. “Tuy nhiên, viên nang, gel mềm, dạng lỏng hoặc bột không gặp vấn đề này”, Cooperman cho hay.
Nguyên tắc 4: Chọn vitamin D3
Có hai hình thức bổ sung vitamin D là D2 và D3. Cooperman khuyến nghị sử dụng vitamin D3 vì nó là loại vitamin D được sản xuất tự nhiên ở da và cơ thể dễ dàng hấp thu hơn. Nếu là người ăn chay, bạn có thể chọn D2 được sản xuất từ men hoặc nấm, vitamin D3 thường được làm từ len cừu (lớp lông mịn bên ngoài của cừu).
Sự thiếu hụt “vitamin mặt trời” có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mềm xương, trầm cảm theo mùa và thậm chí là tăng nguy cơ tử vong do bệnh ung thư và tim mạch.
Bình luận của bạn