Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng đe dọa sức khỏe người dân toàn thế giới
Trẻ có thể bị hen suyễn mà không có triệu chứng thở khò khè không?
8 tác nhân gây hen suyễn thường gặp
Vitamin D có thể giúp kiểm soát hen suyễn do ô nhiễm không khí gây ra ở trẻ
4 triệu chứng cảnh báo bệnh hen suyễn
Thông tin gây sốc này được các nhà nghiên cứu tới từ Trường Y tế Công cộng Milken (Mỹ) công bố mới đây trên Tạp chí The Lancet Planetary Health. Dữ liệu được phân tích từ năm 2010 - 2015, ước tính rằng 64% các trường hợp hen suyễn mới xảy ra ở khu vực thành thị.
Cụ thể:
- Từ năm 2010 đến 2015, ước tính có khoảng 4 triệu trẻ em bị hen suyễn mỗi năm do tiếp xúc với ô nhiễm NO2, chủ yếu đến từ khí thải xe cơ giới.
- Ước tính có khoảng 13% trường hợp trẻ bị mắc hen suyễn có liên quan đến ô nhiễm NO2.
- Trong số 125 thành phố, tỷ lệ trẻ bị hen suyễn chiếm từ 6% (Orlu, Nigeria) đến 48% (Thượng Hải, Trung Quốc).
- 8 thành phố ở Trung Quốc chiếm tới 37 - 48% tỷ lệ mắc hen suyễn ở trẻ em, tiếp theo là Moscow (Nga) và Seoul (Hàn Quốc) ở mức 40%.
- Do dân số và mức độ ô nhiễm cao, 3 quốc gia hàng đầu có tổng số trẻ em mới mắc bệnh hen suyễn nhiều nhất mỗi năm là Trung Quốc (760.000 trẻ), Ấn Độ (350.000 trẻ) và Mỹ (240.000 trẻ).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá ô nhiễm không khí là “nguy cơ lớn đối với sức khỏe tới từ môi trường” và đã thiết lập Nguyên tắc Chất lượng Không khí đối với NO2 và các chất gây ô nhiễm không khí khác. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhìn chung, các thành phố có nồng độ NO2 cao cũng có mức phát thải khí nhà kính cao. Nhiều giải pháp nhằm làm sạch không khí sẽ không chỉ ngăn ngừa các trường hợp mắc bệnh hen suyễn mới và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, mà còn làm giảm sự nóng lên toàn cầu.
Bình luận của bạn