8 tác nhân gây hen suyễn thường gặp

Hen suyễn thường bùng phát khi thời tiết thay đổi

Vitamin D có thể giúp kiểm soát hen suyễn do ô nhiễm không khí gây ra ở trẻ

4 triệu chứng cảnh báo bệnh hen suyễn

Ho nhiều sau khi tập thể dục do đâu?

5 bài tập thể dục tốt cho người bị hen suyễn

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng xoang đều có thể gây ra hen suyễn. Virus gây bệnh đường hô hấp trên là một trong những nguyên nhân gây hen suyễn phổ biến nhất ở trẻ dưới 6 tuổi. Những yếu tố này có thể khó tránh, tuy nhiên bạn có thể rửa tay thường xuyên, tiêm phòng cúm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể kích hoạt hen suyễn

Dị ứng thực phẩm và thuốc 

Dị ứng thực phẩm có thể kích hoạt hen suyễn. Các thực phẩm khiến bạn dễ bị dị ứng là đậu phộng và động vật có vỏ. Ngoài dị ứng thực phẩm thì dị ứng thuốc cũng có thể là tác nhân gây hen suyễn. Các loại thuốc dễ gây dị ứng là aspirin, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống viêm... 

Khói thuốc lá

Bất kỳ loại khói nào cũng có thể kích hoạt hen suyễn, nhưng khói thuốc lá là thủ phạm tồi tệ nhất. Thêm vào đó, phụ nữ hút thuốc lá khi mang thai thì con sinh ra dễ bị hen suyễn. Đừng hút thuốc nếu bạn bị hen suyễn. Bạn cũng nên tránh những nơi có nhiều người hút thuốc. 

Khói thuốc lá có thể kích hoạt hen suyễn

Phấn hoa

Phấn hoa là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây dị ứng. Nếu bị dị ứng phấn hoa, bạn nên đeo khẩu trang hoặc mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài. Bạn cũng có thể đến bệnh viện để làm các xét nghiệm nhằm tìm ra loại phấn hoa cụ thể gây dị ứng. 

Thời tiết khắc nghiệt

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn. Do vậy, bạn nên cẩn thận khi thời tiết thay đổi đột ngột. 

Thay đổi thời tiết đột ngột có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn

Mạt bụi

Mạt bụi là những con bọ nhỏ được tìm thấy trong bụi. Để tránh mạt bụi, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm thu hút bụi như chăn mền và thú nhồi bông. Nên giặt ga, gối một lần/1 tuần bằng nước nóng. 

Thú cưng

Chó, mèo, thỏ, chuột và chim có thể kích hoạt hen suyễn nếu bạn bị dị ứng với vảy da và nước bọt từ động vật. Bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách để thú cưng ra khỏi phòng ngủ và không gian sống nơi bạn dành nhiều thời gian. Cắt tỉa lông cho thú cưng sẽ không giúp giảm hen suyễn nhưng cho thú cưng của bạn tắm hàng tuần có thể giúp ích. 

Vảy da và nước bọt động vật có thể kích hoạt hen suyễn

Nấm mốc

Nếu bạn bị dị ứng với nấm mốc, hít phải bào tử nấm mốc có thể kích hoạt bệnh hen suyễn. Nấm mốc thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt như tầng hầm và nhà tắm. Do vậy, bạn nên sử dụng máy hút ẩm ở tầng hầm và làm sạch các khu vực bị nấm mốc bằng xà phòng.

Thanh Tú H+ (Theo Healthgrades)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp