40 học sinh tiểu học ở Sơn La nhập viện cấp cứu sau bữa ăn

Học sinh nghi ngộ độc thực phẩm được điều trị tại Bệnh viện - Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Loại vi khuẩn trong vụ ngộ độc trường iSchool Nha Trang nguy hiểm thế nào?

Vụ học sinh Ischool Nha Trang ngộ độc: Một học sinh 6 tuổi đã tử vong

Lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ trong mùa lạnh

Vì sao trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa?

Sau khi nhập viện, qua đánh giá ban đầu, các trường hợp được chẩn đoán theo dõi nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn. Các bác sỹ đã truyền dịch chống độc, giảm co cho những bệnh nhi này. Hiện tình trạng sức khỏe của 40 bệnh nhân đều ổn định, trong đó, 37 trường hợp đã cho về nhà theo dõi, các trường hợp còn lại đang được bệnh viện theo dõi và điều trị tiếp.

Được biết, vào ngày 7/12, các bé đi dã ngoại theo chương trình của nhà trường; Sau đó dùng bữa tối tại một khách sạn ở thị trấn Mộc Châu và xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn. Sau khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo huyện Mộc Châu đã đến thăm hỏi và động viên các em học sinh và chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương lẫy mẫu thực phẩm xác định nguyên nhân vụ việc.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra sau khi ăn hay uống phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ra ngộ độc, thức ăn bị ôi thiu... Thông thường các triệu chứng ngộ độc thực phẩm cấp tính có thể xuất hiện sau từ vài phút, vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, có chứa độc tố hay hoá chất độc hại.

Tùy từng mức độ ngộ độc mà những ảnh hưởng và biểu hiện bệnh khác nhau. Với trường hợp nặng các triệu chứng thường rầm rộ, xuất hiện nhanh và rất nặng, có nguy cơ gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Còn với trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ thì các biểu hiện chủ yếu trên đường tiêu hoá và gây mệt mỏi cho người bệnh.

Khi phát hiện trẻ bị ngộ độc thực phẩm việc sơ cứu đúng cách vô cùng quan trọng. Theo Ths.BS Ngô Thị Sáng, Quản lý chương trình An toàn cho em, Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing, hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu như sau:

- Bước đầu tiên, cha mẹ cần cho trẻ ngừng ngay các thực phẩm đang ăn nghi ngộ độc.

- Tiếp theo, cha mẹ cho trẻ há miệng để kiểm tra xem thức ăn còn trong miệng không. Nếu còn, cần hướng dẫn trẻ nhổ ra hoặc cha mẹ lấy thức ăn thừa ra khỏi miệng trẻ.

- Cha mẹ cần chú ý đến quá trình nôn của trẻ. Tránh để trẻ nằm ngửa khi nôn bởi như vậy dễ gây bít tắc đường thở, rất nguy hiểm. Nên cho trẻ nằm thấp, đầu hơi nghiên khi nôn.

- Khi bị ngộ độc thực phẩm trẻ thường nôn và tiêu chảy dễ mất nước. Vì vậy, cha mẹ cần bù bước qua việc việc thêm nước hoặc uống oresol theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

 
Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội