Vì sao trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa?

Gặp vấn đề tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn

Mẹo hay phòng các bệnh về tiêu hóa khi đi du lịch

Sữa bò uống với cam quýt có gây rối loạn tiêu hóa?

Nguyên nhân, cách khắc phục rối loạn tiêu hóa ở người bệnh đái tháo đường

8 lợi ích của men vi sinh chưa chắc bạn đã biết

Nguyên nhân trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa

Nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng chất lượng thức ăn

Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường như hiện nay khiến cho thức ăn dễ bị ôi thiu. Trong khi đó, rối loạn tiêu hóa và nguy cơ trẻ ngộ độc thực phẩm chủ yếu qua đường ăn uống.

Nguy cơ ô nhiễm nước sau mưa

Đan xen những ngày nắng là những ngày mưa. Sau những cơn mưa bão, nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Nếu chẳng may ăn uống phải, nguy cơ hàng loạt các vi khuẩn gây hại cho đường ruột xâm nhập, khiến trẻ gặp vấn đề với hệ tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy cấp.

Nắng mưa liên tục tạo điều kiện cho nhiều nhân tố gây bệnh phát triển

Thời điểm này là điều kiện thời tiết lý tưởng cho các loại virus, nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, lỵ… phát triển mạnh, có thể xâm nhập vào cơ thể làm nhiễm khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Do đó, khả năng trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa thời gian này rất cao.

Rối loạn tiêu hóa do sử dụng thuốc tây lâu dài

Điều trị thuốc lâu dài có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu

Điều trị thuốc lâu dài có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu

Ngoài ra, vào thời điểm này, cơ thể bé có thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết nên hệ miễn dịch rất dễ bị tấn công. Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp, cảm cúm, ho, sốt, đau họng... Khi đó, cha mẹ có xu hướng cho con sử dụng thuốc tây để điều trị. Việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi.

Cách phòng trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Phụ huynh nên rửa tay với xà phòng trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ, cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn. Thời tiết thay đổi nên thức ăn rất nhanh bị ôi thiu, bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn cũ, hạn chế cho trẻ ăn ở ngoài. Chú ý bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh, tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn giữa các thực phẩm để tránh trẻ rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.

Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh

Rau xanh tốt cho đường ruột của bé

Rau xanh tốt cho đường ruột của bé

Cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tốt cho dạ dày của trẻ như rau xanh, cà chua, táo, dưa hấu, dưa chuột và dứa để cung cấp nước cho cơ thể. Hơn nữa, cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, trái cây tươi, rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt cũng là một chế độ ăn lành mạnh cho hệ tiêu hóa của con bạn.

Hạn chế đồ ăn cay nóng và dầu mỡ

Thực phẩm cay nóng sinh nhiệt và có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Những thực phẩm này sẽ làm tăng khả năng tiết acit dạ dày, khiến trẻ đầy hơi, đầy bụng, thậm chí là nguy cơ bị viêm dạ dày. Vì vậy, hãy tránh cho trẻ ăn nhiều gia vị, đồ chiên rán và đồ ăn vặt cay, nóng.

Uống đủ nước

Cho trẻ uống đủ nước, tránh trẻ bị mất nước sẽ giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng và các vấn đề tiêu hóa. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể cho trẻ uống thêm các loại nước trái cây nguyên chất để tăng thêm hương vị.

Cung cấp men vi sinh cho trẻ

Men vi sinh có thể chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, bạn có thể bổ sung sữa chua trong chế độ ăn uống cho trẻ để hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ

Ngay khi phát hiện trẻ có các triệu chứng đường tiêu hóa ban đầu, phụ huynh nên pha 1 gói oresol cho trẻ uống để bù nước. Nếu trẻ không uống được, ói nhiều lần, tiêu chảy ra máu, vật vã, môi khô… phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm hoặc ngừng liều điều trị khi trẻ đỡ.

Hiện nay, thuốc chống nôn Domperidone được bán rất nhiều tại các nhà thuốc, không mang lại hiệu quả cao và rất dễ gây ngộ độc. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 35kg.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ