Phát hiện mới: 40% trường hợp đái tháo đường type 1 được phát hiện ở tuổi ngoài 30

Đái tháo đường type 1 dễ bị chẩn đoán nhầm thành đái tháo đường type 2

Ăn hạt lanh - Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Nên và không nên uống gì khi bị bệnh đái tháo đường?

Đái tháo đường ảnh hưởng tới đời sống tình dục của phụ nữ thế nào?

Nguyên liệu TPCN GO2KA1® và những nghiên cứu về bệnh đái tháo đường

Kết quả nghiên cứu của Đại học Exeter (Anh quốc) đã phát hiện ra rằng, mặc dù được coi là "căn bệnh của trẻ nhỏ" hay "đái tháo đường vị thành niên", nhưng có đến 40% các trường hợp ĐTĐ type 1 chỉ xuất hiện sau tuổi 30. Trong khi đó, họ được chẩn đoán ĐTĐ type 2 và được điều trị tương đương như ĐTĐ type 2 khiến bệnh của họ không được cải thiện như mong muốn.
Thủ tướng Anh, Theresa May, đã rơi vào tình trạng như vậy. 
Năm 2013, bà được chẩn đoán mắc ĐTĐ type 2 ở tuổi 56 và dùng thuốc nhưng không kiểm soát được lượng đường trong máu. Trong những kiểm tra sau đó, các bác sỹ phát hiện ra rằng, bà mắc ĐTĐ type 1 chứ không phải type 2 như chẩn đoán trước đó. Việc điều chỉnh cách thức điều trị sau đó giúp bà ổn định đường huyết tốt hơn.
Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn không thể đảo ngược, xuất hiện khi cơ thể dừng sản xuất insulin.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Diabetes & Endocrinology của Lancet, cho thấy: Phải mất trung bình một năm để người lớn mắc bệnh ĐTĐ type 1 được chẩn đoán chính xác. Tiến sỹ Richard Oram - trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Exeter, cho biết: "Các cuốn sách viết về bệnh ĐTĐ cho các bác sỹ nói rằng bệnh ĐTĐ type 1 là một chứng bệnh thời thơ ấu. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng nó là phổ biến trong suốt cuộc đời. Trường hợp của Thủ tướng Anh là một ví dụ điển hình của một người bị chẩn đoán sai theo những cách thông thường". 
Với người ngoài 30 tuổi, rất khó để xác định mắc bệnh ĐTĐ type 1 hay ĐTĐ type 2
Nghiên cứu mới của Đại học Exeter cũng cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không rõ ràng, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy, nó có tính di truyền. Cách điều trị duy nhất là tiêm insulin, cần phải được thực hiện vài lần một ngày trong suốt cuộc đời còn lại của bệnh nhân. Trong khi đó, ĐTĐ type 2 có liên quan mật thiết đến lối sống và bệnh béo phì và thường gây ra khi người ta trở nên đề kháng với insulin. Và thường được điều trị với một chế độ ăn uống cân bằng hơn hoặc thuốc như metformin, làm tăng đáp ứng insulin.
Để ra kết quả này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dựa trên số liệu y tế từ 380.000 người được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Biobank của Anh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng 42% những người bị ĐTĐ type 1 được xác định ở tuổi 31-60. Nhưng các bác sĩ rất khó có thể xác định chính xác bởi căn bệnh ĐTĐ type 2 đang trở nên phổ biến, chủ yếu là do khủng hoảng béo phì ở Anh. Các nhà nghiên cứu viết: "Kết quả của chúng tôi làm nổi bật những khó khăn trong việc xác định bệnh ĐTĐ type 1 sau 30 năm do sự gia tăng tỷ lệ mắc mới của bệnh ĐTĐ type 2. Nếu không thể chẩn đoán bệnh ĐTĐ type 1 muộn có thể có những hậu quả nghiêm trọng vì những bệnh nhân này nhanh chóng phát triển sự phụ thuộc insulin".
Tiến sỹ Emily Burns, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: "Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm được nguyên nhân chẩn đoán sai, tuy nhiên chúng tôi sẽ yêu cầu các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ đừng loại trừ bệnh ĐTĐ type 1 sau 30 tuổi và thận trọng hơn khi chẩn đoán với các trường hợp mắc mới ĐTĐ". 
PV H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn