- Chuyên đề:
- Suy thận
Bệnh thận nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Cẩn thận biến chứng bệnh thận ở người mắc đái tháo đường
Người bệnh thận mạn giai đoạn cuối cần lưu ý gì trong mùa dịch COVID-19?
Giải mã bệnh thận đái tháo đường - biến chứng nguy hiểm với hậu quả “khôn lường”
Tăng nguy cơ mắc bệnh thận, tử vong do mất ngủ kinh niên
Chúng ta cần phải thiết lập cho bản thân những thói quen tốt, tránh xa thói quen xấu có thể gây ra bệnh thận. Muốn đạt được điều này, chúng ta nên sớm tuân thủ 6 cách dưới đây:
Kiểm soát lượng đường trong máu
Đường trong máu cao có thể gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó làm giảm chức năng lọc của thận, thậm chí gây suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Việc duy trì mức đường trong máu và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận. Cải thiện chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục là những cách quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, nó còn là “thủ phạm” gây ra bệnh liên quan đến thận.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa đái tháo đường, bệnh tim và bệnh thận mạn tính. Bạn nên giảm lượng muối ăn hằng ngày. Các bác sỹ khuyên chỉ nên ăn 5-6gr muối mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê). Để giảm bớt lượng muối ăn vào, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn của nhà hàng và không nêm thêm muối vào thức ăn.
Tập thể dục thường xuyên
Duy trì hoạt động thể chất cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Đi bộ, đi xe đạp, bơi lội và các bài tập aerobic đều được khuyến khích để cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Tập thể dục thường xuyên có thể duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát huyết áp và giảm lượng đường trong máu, giúp đảm bảo thận của bạn hoạt động bình thường.
Thận trọng dùng các loại thuốc không kê đơn
Thuốc chống viêm không steroid hay dùng như ibuprofen có thể gây ra tổn thương thận, thậm chí gây bệnh thận nếu uống thường xuyên. Nếu bạn bị đau mạn tính (như viêm khớp, đau lưng...) cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc này và tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định.
Định kỳ kiểm tra chức năng thận
Nếu có một trong số các yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, tiền sử gia gia đình hoặc tiền sử bản thân mắc bệnh thận… bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn