Những lưu ý quan trọng cho người chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện tại một trung tâm lọc máu trong bệnh viện

Suy thận độ mấy phải chạy thận?

6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận

Lupus biến chứng suy thận và những điều bạn cần biết

Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?

Chạy thận nhân tạo là gì?

Người bệnh suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế bằng các biện pháp bao gồm chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, ghép thận. Trong đó, chạy thận nhân tạo được áp dụng phổ biến nhất. 

Chạy thận nhân tạo (lọc máu chu kỳ) là thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể có lưu lượng máu từ 200 - 400ml/phút. Thông thường, lọc máu chu kỳ diễn ra 3 lần/tuần và cách ngày, mỗi lần ít nhất 4 giờ. 

Trước khi tiến hành chạy thận, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của người bệnh qua xét nghiệm lâm sàng, điện tim; Xác định các thuốc điều trị gần đây nhất và chỉ số sinh hoá thông thường.

Chạy thận nhân tạo không thể giúp chữa khỏi bệnh suy thận, mà chỉ giúp thực hiện một phần chức năng để duy trì sự sống cho người bệnh

Chạy thận nhân tạo không thể giúp chữa khỏi bệnh suy thận, mà chỉ giúp thực hiện một phần chức năng để duy trì sự sống cho người bệnh

Sau khi kiểm tra, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ đặt hai cây kim vào cánh tay của người bệnh, mỗi kim được nối với máy lọc máu bằng một ống mềm. Sau đó, máu được dẫn ra, lọc qua máy và trả lại cơ thể. Bộ lọc cũng giữ lại các tế bào máu, protein và những chất quan trọng khác, đồng thời loại bỏ chất lỏng dư thừa cùng với chất thải như ure, creatinine, kali ra khỏi máu.

Sau khi chạy thận nhân tạo, hai cây kim sẽ được rút ra khỏi vùng tiếp cận mạch máu. Bệnh nhân có thể trở về nhà sinh hoạt bình thường, đợi đến lần chạy thận tiếp theo.

Những lưu ý cần biết khi chạy thận

 

Chạy thận nhân tạo giúp người bệnh suy thận giai đoạn cuối loại bỏ chất thải và dịch dư thừa, duy trì cân bằng điện giải, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình chạy thận nhân tạo cũng đi kèm những biến chứng như tụt huyết áp, chuột rút, buồn nôn, nhức đầu, đau ngực, ngứa và sốt ớn lạnh.

Trong đó phổ biến nhất là tụt huyết áp khi chạy thận, do thể tích máu giảm quá nhanh. Người bệnh cần tránh tăng cân nhiều giữa hai lần chạy thận hoặc tránh chạy thận thời gian ngắn. Nên hạn chế ăn muối, không ăn trong lúc chạy thận. Việc chăm sóc toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần là điều rất cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Bên cạnh việc thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa cao dành dành để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh suy thận.

Nghiên cứu trên thế giới được thực hiện vào năm 2017 chứng minh, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô, hỗ trợ chống xơ hóa thận và cải thiện lưu lượng máu tại thận.

Để tăng hiệu quả điều trị, dành dành được chọn làm thành phần chính, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, linh chi đỏ, bạch phục linh… trong cùng 1 sản phẩm giúp bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện chức năng thận, hỗ trợ ngăn ngừa suy thận tiến triển do đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh thận khác. 

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người dùng sản phẩm chứa dành dành hài lòng và rất hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng suy thận.

Quỳnh Trang

 

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu