5 điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây gánh nặng cho chính bản thân và gia đình người bệnh

Bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên làm gì để quản lý bệnh?

Người nghiện thuốc lá cần ăn bao nhiêu rau củ quả mỗi ngày?

Vì sao không phải ai cũng bị bệnh COPD khi hút thuốc lá?

Mắc COPD, làm gì để tránh triệu chứng bùng phát?

1. Gần 16 triệu người Mỹ đang bị COPD

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), có hàng triệu người đang bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) mà không hề biết. Trong đó, những người trên 65 tuổi, người hút thuốc lá, người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, người sống và làm việc trong môi trường có chất lượng không khí kém... là những đối tượng có nguy cơ cao bị COPD.

Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình bị mắc COPD, hãy nói với bác sỹ về các vấn đề như: Bạn có hút thuốc lá hay không, có bị hen suyễn, khó thở và bất kỳ bệnh di truyền nào không...

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm các xét nghiệm đo phế dung để phân tích khả năng làm việc của phổi giúp chẩn đoán COPD và các bệnh phổi khác trước khi có biến chứng.

2. Bạn có thể quản lý COPD nhưng không có cách chữa trị

Thực hiện một số biện pháp có thể giúp quản lý COPD hiệu quả hơn

Bệnh nhân COPD thường được khuyến cáo nên bỏ thuốc lá ngay lập tức, cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường việc luyện tập thường xuyên để giúp kiểm soát bệnh. Bên cạnh đó, sử dụng các thiết bị cảm biến theo dõi các triệu chứng của COPD, dùng ống hít corticosteroid, bình oxy và tiêm vaccine ngừa cúm, viêm phổi... cũng là những biện pháp được cho là cần thiết. 

Ngoài ra, theo Viện Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ, việc sử dụng một số loại thảo mộc và liệu pháp tế bào cũng được chứng minh là có lợi cho những người bị COPD.

3. Hút thuốc lá là nguyên nhân lớn nhất gây ra COPD

Theo CDC, khoảng 75% các trường hợp mắc COPD là do hút thuốc lá. Theo đó, Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cũng khuyến nghị rằng, mọi người nên cố gắng bỏ thuốc lá, mặc dù đây là một quá trình tương đối khó khăn và rất cần sự kiên trì.

4. COPD là một căn bệnh tiến triển theo thời gian

Các triệu chứng của COPD có thể gần như vô hại trong thời gian đầu, đó là lý do khiến nhiều người không đi khám bệnh và không được chẩn đoán trong nhiều năm. Tuy nhiên, theo Viện Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ, nếu không được điều trị, bệnh COPD có thể nặng lên theo thời gian và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến người bệnh kiệt sức và không thể thực hiện được các sinh hoạt thường ngày.

5. Bạn có thể làm gì để phòng ngừa COPD?

Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cho biết, có một số cách có thể giúp giảm bớt nguy cơ phát triển của COPD là: Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá, nhận thức về ô nhiễm không khí và thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ, duy trì vệ sinh cá nhân, tăng cường tập thể dục và đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ sức khỏe khác.

Quang Tuấn H+ (Theo Usatoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp