Đau đầu, thay đổi tâm trạng có thể là những dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt
Giảm khó chịu trước kỳ kinh nguyệt nên ăn và không ăn gì?
Vì sao phụ nữ "mưa nắng thất thường" trước mỗi kỳ đèn đỏ?
Ăn gì để chống lại hội chứng tiền kinh nguyệt?
Thảo dược này liệu có tốt cho người bị hội chứng tiền kinh nguyệt?
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) đặc trưng bởi một loạt triệu chứng thể chất và tâm lý xuất hiện trước kỳ kinh. Các triệu chứng ở mỗi người rất khác nhau, bao gồm các triệu chứng thể chất như đau bụng, căng tức bụng dưới, đau đầu/đau nửa đầu, đau lưng, sưng và cương ngực… Các triệu chứng về tâm lý có thể gặp như dễ cáu kỉnh, căng thẳng, trầm cảm, dễ gây gổ, khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, thèm ăn và giảm ham muốn tình dục...
PMS có thể gây ra những bực dọc đáng kể về thể chất và tâm lý, song, đây cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nhiều phụ nữ mất nhiều năm mà không nhận ra họ đã bị lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) hoặc một vấn đề sức khỏe khác do nhầm lẫn chúng với hội chứng tiền kinh nguyệt PMS.
Bạn nên đi khám ngay nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường như sau:
1. Chảy máu trước chu kỳ
Những vết máu xuất hiện ngay trước chu kỳ có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung, theo bác sỹ sản khoa và phụ khoa Shahin Ghadir. Tình trạng này khiến các mảnh nội mạc tử cung di chuyển ra ngoài buồng tử cung, thúc đẩy sự phát triển của các u nang gây đau và sẹo. Nó cũng có thể gây ra hiện tượng chuột rút tiền kinh nguyệt nặng và buồn nôn – những dấu hiệu rất hay bị nhầm lẫn với PMS. Các dấu hiệu khác của lạc nội mạc tử cung bao gồm đau bụng, chảy máu kinh bất thường và đau khi giao hợp.
2. Mụn và tóc mọc bất thường
Sự mất cân bằng nội tiết tố liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang PCOS: Dư thừa androgen có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng và những triệu chứng PMS trước chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng khác với PMS, PCOS có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng tóc và lông bất thường trên mặt và cơ thể, rụng tóc và mọc mụn bất thường.
Mụn mọc bất thường có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang
3. Chu kỳ càng ngày càng ngắn
PMS có thể khiến chu kỳ trở nên ngày càng ngắn hơn, song đây cũng có thể là biểu hiện của giai đoạn tiền mãn kinh – những chuyển đổi trước khi cơ thể bước sang thời kỳ mãn kinh. Ở những phụ nữ dưới 40 tuổi, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của suy buồng trứng, khiến phụ nữ bị mãn kinh sớm.
4. Thay đổi tâm trạng thất thường
Nếu tình trạng thay đổi tâm trạng của bạn ảnh hưởng đến công việc hay những mối quan hệ, đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD). Theo bác sỹ sản khoa và phụ khoa Sherry Ross, thay đổi tâm trạng cũng có thể là dấu hiệu của lo âu hoặc trầm cảm.
5. Chuột rút nặng
Triệu chứng chuột rút thỉnh thoảng xuất hiện trước hoặc trong chu kỳ là bình thường, nhưng nếu ngay cả những hoạt động cơ bản bình thường như đi bộ cũng gây đau hoặc chuột rút gây buồn nôn, nôn mửa hoặc tê chân, đó có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung, bác sỹ Ross cho hay. Tình trạng này có thể dễ bị bỏ qua, song bạn cần chú ý vì có thể dẫn đến vô sinh, u nang buồng trứng và đau mạn tính.
6. Triệu chứng PMS kéo dài
Nếu những triệu chứng PMS kéo dài sau khi chu kỳ bắt đầu hoặc xuất hiện sớm từ 2 tuần trước đó, có thể là dấu hiệu của những căn bệnh khác. Ví dụ, nếu hiện tượng đầy bụng xuất hiện trong cả tháng, đây rất có thể là dấu hiệu của chứng không dung nạp lactose, hội chứng ruột kích thích, trào ngược acid hoặc chế độ ăn uống không cân bằng.
Chị em cần chú ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đi khám sớm và có hướng xử lý kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng khôn lường với sức khỏe.
Bình luận của bạn