- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Không biết cách kiểm soát rung nhĩ có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng
8 cách đơn giản để ổn định nhịp tim cho người bị nhịp tim nhanh
8 thực phẩm giúp ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tim nhanh
Bị rung nhĩ, khi nào cần điều trị?
Tim đập nhanh bất thường là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Biết một số sai lầm người bệnh rung nhĩ hay mắc phải sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng rung nhĩ tốt hơn.
Không uống thuốc thường xuyên
Các triệu trứng của bệnh rung nhĩ thường rất khó dự đoán trước và đôi khi các triệu chứng cũng tự đến rồi đi. Điều này khiến nhiều người bệnh tỏ ra lơ là việc uống thuốc, đặc biệt nếu các loại thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Một số loại thuốc điều trị rung nhĩ có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông, giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Do đó, người bệnh rung nhĩ cần chú ý uống thuốc thường xuyên, bao gồm cả thuốc làm loãng máu và thuốc kiểm soát nhịp tim.
Không làm xét nghiệm máu
Người bệnh rung nhĩ dùng Warfarin cần làm xét nghiệm máu thường xuyên
Nếu dùng thuốc Warfarin để làm loãng máu, người bệnh rung nhĩ sẽ cần phải xét nghiệm máu thường xuyên. Điều này sẽ giúp các bác sỹ theo dõi tình trạng bệnh, giữ cho máu của bạn không quá loãng hay quá đặc.
Việc giám sát này rất quan trọng, giúp ngăn chặn cục máu đông nguy hiểm, đồng thời ngăn ngừa tình trạng máu không đông. Nếu không muốn phải xét nghiệm máu thường xuyên, hãy trao đổi với bác sỹ để được chuyển sang loại thuốc làm loãng máu thế hệ mới.
Bỏ qua các triệu chứng rung nhĩ
Các triệu chứng thường gặp của rung nhĩ bao gồm: Chóng mặt, mệt mỏi và khó thở. Ngoài ra, người bệnh rung nhĩ cũng có thể gặp tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp. Đừng bỏ qua những triệu chứng này nếu bạn đang điều trị rung nhĩ. Chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo các phương pháp điều trị hiện tại không phù hợp với bạn.
Bỏ qua các triệu chứng đột quỵ
Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của rung nhĩ. Do đó, người bệnh rung nhĩ cần phải hiểu rõ những triệu chứng cảnh báo đột quỵ và làm thế nào để kiểm soát chúng. Hãy đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng như méo mặt, mờ mắt, đau đầu dữ dội, nói lắp…
Bỏ qua các tác nhân gây cơn rung nhĩ
Các cơn rung nhĩ có thể xảy ra khá bất ngờ, do đó chủ động tránh những tác nhân gây rung nhĩ như hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, căng thẳng quá mức… sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn. Những tác nhân này có thể ảnh hưởng khác nhau tới từng người, nhưng đừng chủ quan, cho rằng chúng không ảnh hưởng tới mình. Bỏ qua lời khuyên này có thể khiến quá trình điều trị rung nhĩ thêm khó khăn, phức tạp.
Không chịu thay đổi lối sống
Ngoài việc hạn chế những tác nhân gây rung nhĩ, bạn cũng nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên hơn. Tập thể dục ít nhất 20 phút/ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, duy trì cân nặng ổn định và giảm căng thẳng. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng tốt cho tim mạch và góp phần kiểm soát tình trạng bệnh rung nhĩ.
Không chú ý tới sức khỏe tinh thần
Những cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu tới việc điều trị rung nhĩ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người bệnh rung nhĩ có nguy cơ trầm cảm cao hơn người bình thường. Tốt hơn hết, người bệnh rung nhĩ không nên bỏ qua các dấu hiệu căng thẳng, các cảm xúc chán nản, vô vọng… trong cuộc sống hàng ngày.
Vi Bùi H+ (Theo Healthgrades)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, kết hợp Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Bình luận của bạn