- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Tập thể dục đều đặn, giảm cân… có thể giúp bạn ổn định nhịp tim tốt hơn
8 thực phẩm giúp ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tim nhanh
Bị rung nhĩ, khi nào cần điều trị?
Tim đập nhanh bất thường là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở người già
Dưới đây là một vài cách giúp ổn định nhịp tim cho người bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh:
Tăng cường hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên, vừa sức sẽ giúp làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi, giúp bạn có trái tim khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, người bệnh rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh nên trao đổi với bác sỹ để tìm ra các bài tập phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.
Tập aerobic
Tập aerobic, đi bộ nhanh... có thể giúp ổn định nhịp tim
Các bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic) hoặc các bài tập tốt cho tim mạch (cardio) có thể giúp cải thiện nhịp tim, đặc biệt là nhịp tim khi nghỉ ngơi. Người bị rối loạn nhịp tim có thể cân nhắc chạy bộ, nhảy, đi bộ nhanh… để ổn định nhịp tim.
Một trong những yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch (trong đó có nhịp tim nhanh, rung nhĩ) là chỉ số khối cơ thể BMI cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, khối lượng cơ thể càng lớn, tim càng phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể. Do đó, giảm cân có thể giúp giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi.
Bổ sung kali
Thiếu kali có thể gây rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh. Do đó, bổ sung các thực phẩm giàu kali có thể giúp nhịp tim ổn định hơn. Các thực phẩm giàu kali người bị nhịp tim nhanh nên tiêu thụ bao gồm: Chuối, các loại rau lá xanh đậm, cà chua, khoai tây và quả bơ. Đặc biệt, quả bơ còn giúp giảm hàm lượng mỡ máu - một yếu tố nguy cơ gây nhịp tim nhanh.
Ăn nhiều cá
Acid béo omega-3 (có nhiều trong các loại cá béo, đặc biệt là cá hồi) có thể giúp làm giảm nhịp tim. Người bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh có thể tiêu thụ ít nhất 2 bữa cá/tuần, mỗi bữa khoảng 85gr cá.
Giảm căng thẳng, stress
Căng thẳng mạn tính có thể làm tăng nồng độ adrenaline trong cơ thể, từ đó khiến tim đập nhanh hơn. Hít thở sâu và các kỹ thuật thư giãn khác có thể giúp ổn định nhịp tim nhanh chóng, tuy nhiên người bị rối loạn nhịp tim cũng nên thử trò chuyện với bác sỹ tâm lý để tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình trạng căng thẳng mạn tính.
Yoga và ngồi thiền
Tập yoga, ngồi thiền có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện chức năng tim mạch, giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi cho người nhịp tim nhanh.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Khi bạn ngủ, nhịp tim và huyết áp đều sẽ giảm. Các chuyên gia khuyên người bị rối loạn nhịp tim nên ngủ đủ 7 - 9 tiếng/ngày để ổn định nhịp tim tốt hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Rd)
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, kết hợp Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Bình luận của bạn