Tự tin trên đôi giày cao gót - Chuyện quá đơn giản

Hãy "bỏ túi" những ghi nhớ sau để việc đi giày cao gót trở nên đơn giản và dễ dàng với bạn

"Tuyệt chiêu" để đi giày cao gót như người mẫu

Giày cao gót lợi hại liền kề

Giảm đau chân khi đi giày cao gót

"Hậu họa" do đi giày cao gót

Giày cao gót giúp tôn lên những đường cong nữ tính của chị em, khiến cho thân hình của "chủ nhân" thanh mảnh, cao ráo và bước đi sexy hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc "lênh khênh" trên đôi giày cao gót cả ngày có thể khiến đôi bàn chân của bạn bị đau nhức, khó chịu. Bạn cần ghi nhớ những bí quyết sau để tránh vướng phải những "phiền toái" như vậy:

1. Mang giày đúng cỡ chân

Chọn giày sai kích cỡ chân là nguyên nhân gây đau thường gặp nhất của chị em khi đi giày cao gót. Kích cỡ chân có thể thay đổi mỗi năm, thậm chí lên, xuống hẳn một số, đặc biệt trong các giai đoạn như có thai, sinh con hoặc giảm cân... Vì vậy, tốt nhất bạn nên cập nhật số đo chân mỗi năm một lần, cả chiều dài và chiều rộng.

Việc mang giày đúng cỡ chân giảm thiểu tối đa nguy cơ đau chân khi đi giày cao gót 

2. Tìm hiểu kiểu dáng đôi chân

Bạn nên biết lòng bàn chân mình thiên về dạng hơi phẳng hay dạng cong vòm vì điều này ảnh hưởng đến khả năng bị đau nhiều hơn khi mang giày cao gót. Nếu lòng bàn chân phẳng thì khả năng bị đau sẽ ít hơn so với người có lòng bàn chân lõm.

3. Chọn giày gót to bản

Giày cao gót có chân đế càng nhọn và thanh mảnh thì càng sang trọng và quyến rũ, đặc biệt là những đôi stiletto (gót siêu cao, siêu mảnh) thon thả, quý phái. Tuy nhiên, chúng vô tình tạo trọng lực dồn vào một điểm phía mũi chân, khiến bạn dễ đau mỏi hơn. Vì thế, chỉ nên mang stiletto vào một số dịp đặc biệt, cách tốt nhất là nên chọn những đôi đế thô thoải mái khi làm việc để lực được phân bố đều khắp bàn chân. 

4. Chọn giày đế thô

Tương tự như trên, giày đế mỏng khiến bạn phải chịu nhiều trọng lực đè ép trải khắp đôi chân khi di chuyển. Trong khi đó, giày đế thô hoặc đế bánh mì với phần đệm dày sẽ tản lực, giúp đôi chân thoải mái hơn. Chọn giày bằng nhựa mềm cũng sẽ giảm chịu lực hơn so với các chất liệu khác.

Cần thư giãn cho đôi chân mọi lúc có thể để giảm thiểu tình trạng đau chân 

5. Thư giãn

Hãy rời bỏ đôi giày cao gót bất kỳ khi nào bạn có thể để đôi chân được thư giãn, chẳng hạn sau khi ngồi vào bàn làm việc tại văn phòng. Về đến nhà, bạn nên đi chân trần, mang dép bông mềm, massage bàn chân với nước ấm để tuần hoàn máu tốt hơn hoặc lăn chân trên quả bóng nỉ để đôi bàn chân được thư giãn.

6. Tập thể dục cho đôi bàn chân

Những bài tập căng giãn cơ xương khớp vùng cổ chân, gót chân, mũi chân và bắp chân giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, tránh tê mỏi ở các vùng gân cơ làm việc quá mức. Nếu dùng giày cao gót thường xuyên, bạn nên hình thành thói quen tập đều đặn và buổi tối hay lúc nghỉ giải lao ở chỗ làm.

Chọn giày cao gót có mũi kín giúp giảm đau chân do giảm bớt phần lực dồn về trước khi đi lại 

7. Chọn giày cao gót mũi kín

Giày cao gót có xu hướng khiến mũi chân của bạn chúi về phía trước nhiều hơn do trọng lực. Vì vậy, kiểu giày bao phủ mũi chân hoặc hở mũi ít không chỉ giúp giảm đau mà còn chịu bớt một phần lực dồn về khi bạn đi lại thường xuyên. Tuy nhiên, bạn nên chọn giày có phần mũi vừa vặn, không quá chật, nếu không có thể làm móng chân bị biến dạng.

8. Dùng đệm lót

Những miếng đệm rời bằng bông hay silicon khi chèn vào giày cao gót sẽ hạn chế ma sát giữa giày và da chân. Cách này giúp bạn không bị trầy xước da hay hình thành cục chai chân sau này.

Dùng miếng lót silicon hoặc đệm bông giúp giảm nguy cơ trầy xước hoặc chai chân

 

Phiêu H+ (theo Style)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội