Bướu cổ, ngộ độc khi ăn bừa rong biển

Ăn rong biển nhiều có tốt không?

Rong biển hữu ích cho cả hai giới

3 món ngon từ rong biển cho người sành ăn

Sung mãn hơn với món ngon từ rong biển

5 lý do để bạn tích cực ăn rong biển

Mới đây, báo chí có đưa tin một người phụ nữ tên Liu ở Vũ Hán (Trung Quốc) vì cho rằng ăn rong biển sẽ sinh được con trai nên đã ăn ba bữa chỉ rong biển mỗi ngày mà không hề tìm hiểu ăn rong biển nhiều có hại gì không. Sau khi ăn rong biển được 2 tuần, Liu quyết định đi khám bác sỹ khi bắt đầu cảm thấy những triệu chứng đáng lo ngại về sức khỏe như: Bứt rứt, khó chịu, đánh trống ngực dồn dập, vã mồ hôi... Các bác sỹ chẩn đoán Liu mắc hội chứng cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) do tiêu thụ quá nhiều iod trong rong biển.

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng ăn nhiều rong biển tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khoẻ, bao gồm:

Rối loạn tiêu hoá

Rong biển hay thực phẩm chức năng chứa thành phần rong biển có hàm lượng chất xơ cao giúp nới lỏng phân và tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường ruột của bạn, cung cấp nhiều lợi ích cho tiêu hoá. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra nếu bạn ăn một lượng vừa phải mỗi ngày, còn nếu bạn ăn quá nhiều rong biển, sự dư thừa chất xơ sẽ gây ra đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và đầy hơi.

Rong biển chứa nhiều iod, natri

Tiềm năng độc tính iod (I ốt)

Tùy thuộc vào loại rong biển mà bạn ăn, nó có thể chứa hàm lượng iod khá cao. Mức tiêu thụ iod được chấp nhận cho người lớn là 1,1gr/ngày, tuy nhiên một số loại rong biển khô có thể cung cấp tới 4,5gr chỉ với ¼ bát. Một lượng nhỏ iod cần được cung cấp hàng ngày cho tuyến giáp để giữ cho nó hoạt động. Khi dư thừa iod, có thể gây phì đại tuyến giáp (bướu cổ), thậm chí còn có thể dẫn tới ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, quá tải iod trong cơ thể cũng có thể gây ra các vấn đề về da như mụn trụng cá và các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa.

Hàm lượng natri cao

1/3 bát rong biển khô cung cấp khoảng 312mg natri, tương đương với 13% lượng natri khuyến cáo mỗi ngày. Chính vì vậy, hàm lượng natri cao trong rong biển có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim.

Nhiễm kim loại nặng

Nếu rong biển phát triển ở các vùng biển có mức độ arsen hoặc kim loại nặng khác cao, chúng có thể hấp thụ các kim loại này và biến thành rong biển độc khiến người ăn phải có thể bị ngộ độc, phát bệnh, thậm chí tử vong. Triệu chứng ban đầu của ngộ độc kim loại nặng có thể bao gồm: Tê liệt, ngứa ran, buồn nôn và tiêu chảy… Theo Hội đồng thông tin thực phẩm châu Âu, rong biển màu đen Hijiki có nhiều khả năng bị nhiễm kim loại nặng nhất.

Tương tác thuốc

Hầu hết các thuốc không tương tác với rong biển, ngoại trừ các thuốc chống đông máu như warfarin. Bởi lẽ, trong rong biển có thể chứa nhiều vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu.

Ăn rong biển như thế nào?

Trong chế độ ăn uống của Nhật, mỗi người không ăn quá 5gr rong biển mỗi ngày và nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần rong biển.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng