Atiso: Cải thiện đường tiêu hóa

Hoa artiso có tác dụng kích thích tiêu hóa

Điều kỳ diệu y khoa 2015?

Công dụng của vỏ trứng

Công dụng bất ngờ của hạt maca

Rau mùi giúp gì cho sức khỏe và vẻ đẹp?

Atiso là loại cây thấp, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa dày và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo.
Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi, hoa atiso có tác dụng bổ dưỡng, thường dùng nấu canh. Bộ phận của cây atiso được dùng nấu canh là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ và các lá bắc (có phần gốc mềm màu trắng bao xung quanh). Bông atiso khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Artiso có tác dụng thải độc gan mật, kích thích tiêu hóa, trợ tim, lợi tiểu
Trong Đông y, hoa atiso dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể… Lá atiso vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp. Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao thường được dùng trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Thân và rễ atiso thái mỏng, phơi khô cũng công dụng giống lá. Tại Châu Âu, atiso được dùng như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu…
Theo các nghiên cứu Tây y, trong 100gr bông atiso có chứa: 3 - 3,15gr protein, 0,1 - 0,3gr lipid, 11 - 15gr glucid (chủ yếu là inulase) và 82gr nước. Cụm hoa thường được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần carbohydrate gồm phần lớn là inulin. Ngoài ra, còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin A , B1, B2, C và cung cấp khoảng 50 - 75 calo. 
Tác dụng phụ của artiso là gây đau bụng trong một số trường hợp
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, artiso có tác dụng thải độc gan mật, kích thích tiêu hóa, trợ tim, lợi tiểu… Lâu nay, atiso được coi là “thần dược” đối với bệnh gan. Đó là do, atiso có công dụng “làm sạch” các độc tố trong gan - vốn được tích tụ trong quá trình lọc thải độc chất cơ thể của gan - thông qua đường tiểu. Đây là công dụng có thể nhìn thấy rõ nhất khi sử dụng artiso (nhất là trà và canh artiso), thông qua lượng nước tiểu. Cũng nhờ công dụng thải độc này mà artiso cũng được chị em coi là phương thức cải thiện làn da. 
Uống trà hoặc ăn canh hoa artiso trong một thời gian có thể giúp da ít bị mụn, mịn màng và trở nên tươi sáng hơn. Nếu bạn uống quen trà atiso bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Tuy nhiên, nếu bạn không thích uống trà thì có thể dùng artiso như một loại nước tắm chăm sóc da (đun lá artiso tươi hoặc túi trà artiso hoặc hoa artiso khô làm nước tắm). 
“Tác dụng phụ” của artiso là có thể gây đau bụng, da có biểu hiện hơi khác, nhưng sau vài ngày, những triệu chứng đó sẽ biến mất.
Việc sử dụng các sản phẩm TPCN có chứa artiso sẽ hạn chế được các tác dụng phụ và giúp việc hấp thu cách hoạt chất từ artiso tốt hơn, theo TS. Phan Quốc Kinh.

Song Chi (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất