Các cơ quan chức năng của Hà Nội đã phát hiện hàng loạt sai phạm về mất an toàn vệ sinh thực phẩm. (Nguồn: Internet)
Sẽ xử lý các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm
Thực phẩm Tết: Ăn gì hết lo?
Lập 6 Đoàn thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2015
Giám sát an toàn thực phẩm: ‘Chỉ mang tính tượng trưng”?
Ra quân là thấy sai phạm
Mặc dù mới ra quân kiểm tra thị trường thực phẩm Tết, song Chi cục Quản lý thị trường sở Công thương Hà Nội đã phát hiện rất nhiều sai phạm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh: "Trong dịp Tết Dương lịch vừa qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đối với 21 cơ sở (gồm có 10 nhà hàng, 9 cơ sở sản xuất nước mắm và 2 cơ sở sản xuất rượu), xử phạt 5 cơ sở với số tiền phạt hơn 39 triệu đồng; Đồng thời lấy 14 mẫu (gồm 11 mẫu nước mắm và 3 mẫu rượu) để kiểm nghiệm. Tuyến quận, huyện, xã, phường cũng tổ chức kiểm tra hơn 1.900 cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống; Xử lý 28 cơ sở vi phạm với số tiền phạt là hơn 119 triệu đồng. Từ nay đến hết tháng 3/2015, các đoàn thanh - kiểm tra liên ngành vệ sinh ATTP sẽ tăng cường kiểm tra tại các điểm nóng.
Theo ông Ngô Đại Ngọc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội: "Khó khăn nhất đối với thành phố hiện nay là việc quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm. Hiện tình trạng lò mổ tư nhân, lò mổ “chui” vẫn phát triển, ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng vệ sinh ATTP. Mặt khác, trong tổng số 12.000ha rau sạch mà thành phố đang có, ngành chức năng mới dán tem chứng nhận rau an toàn cho khoảng 5.000 ha, số còn lại chưa kiểm soát được chất lượng… ".
Truy tận cùng thực phẩm sai phạm
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo VSATTP Thành phố Hà Nội, trong năm 2014, công tác đảm bảo ATTP của Hà Nội có chuyển biến rõ rệt, công tác thanh, kiểm tra được tăng cường từ cấp xã, phường đến TP. Đặc biệt, trong năm không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn. Tuy nhiên, mất VSATTP vẫn là nỗi lo thường trực của người dân cũng như ngành chức năng. Việc tìm ra cách thức kiểm tra mang lại hiệu quả cao, có thể giúp xử lý dứt điểm các vi phạm, không để tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa", "kiểm tra hình thức"... vẫn đang là câu hỏi lớn.
Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán (Nguồn: Internet)
Đại diện Sở Công Thương cho rằng, nên lập đường dây nóng để người dân nếu phát giác cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn, kinh doanh hàng giả, không đảm bảo an toàn có thể báo cho chính quyền sở tại hoặc cơ quan chức năng, để tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất. Có vậy mới xử lý sai phạm một cách hiệu quả, tránh tình trạng đoàn kiểm tra chưa đến nơi cơ sở đã biết để “đón tiếp”.
Về công tác thanh, kiểm tra ATTP, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu các đoàn liên ngành kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm và kiểm tra đột xuất, tuyệt đối không được báo trước cho đơn vị được kiểm tra.
“Việc kiểm tra phải gắn trách nhiệm từng đồng chí trong Ban Chỉ đạo đối với từng địa bàn cụ thể, phát hiện vi phạm phải giải quyết triệt để. Nếu thấy vượt thẩm quyền hoặc có vướng mắc, trưởng đoàn kiểm tra cần báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo để xử lý dứt điểm”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh. Ngoài các đoàn kiểm tra liên ngành, Phó Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu thành lập thêm đoàn kiểm tra cơ động để tăng cường kiểm soát ATTP trong dịp Tết Nguyên đán.
Cũng trong năm 2014, Hà Nội đã triển khai đề án dịch vụ ăn uống, các mô hình điểm an toàn thực phẩm (ATTP) thức ăn đường phố tại tuyến phố Núi Trúc (Ba Đình) và Trung Liệt (Đống Đa) đạt các tiêu chí ATTP trên 85%. Triển khai an toàn thực phẩm 30 tuyến phố văn minh đạt các tiêu chí ATTP trên 83%.
Bình luận của bạn