Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Nguyễn Thanh Phong triển khai công tác đảm thực phẩm Tết Nguyên đán
Giám sát an toàn thực phẩm: ‘Chỉ mang tính tượng trưng”?
Lập 6 Đoàn thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2015
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu
Đảm bảo An toàn thực phẩm khu vực
Vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nam chưa được đảm bảo
Hơn 20% cơ sở sản xuất vi phạm
Tết Nguyên đán Ất Mùi và Lễ hội Xuân 2015 đang đến gần, đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu... Đáng lo ngại là hầu hết thực phẩm không nguồn gốc đều sử dụng phụ gia, đặc biệt là phẩm màu độc hại, quá liều lượng cho phép. Phẩm màu được sử dụng nhiều nhất trong những hộp mứt, bánh kẹo gia công. Hóa chất độc hại trong phẩm màu có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, thậm chí dẫn tới ung thư.
Bên cạnh đó, các sản phẩm giò chả... cũng chủ yếu vẫn được sản xuất theo kiểu thủ công truyền thống nhỏ lẻ, điều kiện sản xuất, trang thiết bị không đảm bảo nên chất lượng rất khó được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vẫn nằm ngoài tầm quản lý của cơ quan chức năng khiến cho thị trường vẫn phát hiện các loại thực phẩm không “sạch”.
TS. Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo: “Khi nhu cầu tiêu dùng lớn, nếu không kiểm soát tốt sẽ là cơ hội để các sản phẩm thực phẩm trôi nổi, kém chất lượng bung ra thị trường...”
Theo Cục ATTP, từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2014, Cục đã tổ chức 3.000 đoàn thanh, kiểm tra 514.735 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó phát hiện 112.057 cơ sở vi phạm (chiếm 21,8% trên tổng số các cơ sở được thanh tra) với tổng số tiền phạt hơn 17 tỷ đồng.
Các cơ sở chủ yếu vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, về chất lượng sản phẩm, đặc biệt, trong quá trình thanh tra, kiểm tra các ngành chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm do vận chuyển sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn, bánh mứt kẹo không rõ nguồn gốc, không nhãn mác... Bên cạnh đó, vẫn còn việc sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, quá giới hạn cho phép không có nhãn phụ bằng tiếng Việt trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể, nhà hàng còn phổ biến.
Đẩy mạnh hậu kiểm ATTP
Cũng theo ông Phong, có một thực trạng khá phổ biến hiện nay là, nhiều cơ sở sản xuất chấp hành đầy đủ việc đăng ký, công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Nhưng đến khi sản xuất thì lại "công bố một đằng, làm một nẻo". Chính vì vậy bên cạnh việc làm tốt công tác tiền kiểm, cần phải đẩy mạnh công tác hậu kiểm nhằm đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường. Khi phát hiện các sai phạm cần được xử lí nghiêm để tránh tình trạng tái diễn. Ông Phong khẳng định. "Chúng ta không thiếu các chế tài xử phạt nhưng vấn đề đặt ra là cán bộ thanh tra phải phát hiện và xử lý các sai phạm đúng quy định".
Tuy nhiên, trong "cuộc chiến" chống lại tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thái độ của người tiêu dùng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nếu mọi người cùng đồng lòng "tẩy chay” các loại thực phẩm kém chất lượng, lựa chọn các thực phẩm tại các cơ sở có uy tín, thực phẩm đã được kiểm định, có nguồn gốc rõ ràng thì sức khỏe của người dân sẽ được đảm bảo, an toàn hơn.
Bình luận của bạn