- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu không nên uống nước rau má hàng ngày.
Bà bầu có nên ăn măng cụt?
Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai?
Bà bầu có nên ăn vừng?
Bà bầu ăn trứng gà tốt hơn nhiều trứng ngỗng
Chào bạn!
Theo Đông y, rau má vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da… Chúng còn được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ giúp máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ.
Chiết xuất từ rau má có tác dụng chống lại sự lão hóa làn da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da làm cho da căng đầy sức sống và bề mặt da săn chắc hơn. Ngoài ra loại rau này còn có tác dụng chống loét dạ dày, kháng virus, kháng nấm. Không chỉ thế, các sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hóa trong rau má có thể làm chậm sự lão hóa làn da, cải thiện vi tuần hoàn và chữa những chứng bệnh ngoài da thường gặp.
Bà bầu không nên sử dụng nước rau má uống hàng ngày. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sử dụng nước rau má sẽ không gây hại gì cho sức khỏe của mẹ và em bé. Những người phụ nữ có cơ địa yếu khi mang thai nếu muốn sử dụng rau má nên hỏi ý kiến của bác sỹ để đảm bảo an toàn nhất. Bạn cũng nên uống rau má sau 4 tháng đầu của thai kì. phụ nữ có thai khi sử dụng rau má thì nên mua rau má đảm bảo nhất tại các siêu thị hoặc lấy tại vườn nhà. Cần phải ngâm với nước muối để đảm bảo an toàn.
Rau má có tính lạnh nên bà bầu có tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
BSCKII Nguyễn Hồng Siêm - Hội Đông y Hà Nội
Bình luận của bạn