SUCKHOE+ Halloween-02
Empty
Empty
Empty

Có lẽ, phần lớn người ta không sợ chết, chỉ sợ phải chết trẻ thôi!

Empty

Sau này, khi đã qua tuổi 60, như một phản ứng tiềm thức chống lại sự chỉ trích thuốc lá, tôi thường nói, "Này, tôi đã quá già để chết trẻ rồi nhé! Chỉ vì tôi không thể chịu mùi hôi của thuốc lá," khi tôi từ chối lời mời một điếu thuốc xã giao.

Giống như nhiều người bạn cùng tuổi xế chiều, tôi thường xuyên xem cáo phó trên báo hay trên facebook, để xem tuổi của những người quá cố. Thông thường, đó là ở độ tuổi 70 và 80, sau này thường là chết vì COVID-19 sau một “cơn bệnh nền”.

Nếu một người chết ở độ tuổi 50 hoặc trẻ hơn, điều này đôi khi được gọi là "cái chết không đúng lúc", và nếu tôi theo trường phái triết học Kierkegaard*, tôi nhăn mặt để được so sánh đúng lúc với sự bất tử; tuổi chính xác của một cái chết chỉ là một sự ngụy biện. Theo phong tục Việt Nam (có lẽ ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc chăng?) ai chết trên 60 thì bia mộ ghi là “hưởng thọ”, còn chết dưới 60 thì ghi “hưởng dương”. Như vậy chúng ta cùng mặc định chết ở tuổi U-60 là “chết trẻ”.

Empty

Tuy nhiên, khi tôi còn trẻ, khoảng tuổi 50, tôi sẽ rùng mình khi nghe lời nhắc nhở đáng buồn rằng, dù cố gắng thế nào, tôi cũng chỉ còn trên dưới hai mươi năm nữa. Và, bởi vì các cáo phó thường dành cho những người có thành tích đáng chú ý, tôi sẽ hoảng sợ, tôi chỉ còn hai mươi năm lẻ để làm một điều gì đó cho riêng mình!

Vào tháng 9/2022, tôi đã trở lại Vũng Tàu để hội ngộ với những học trò cũ cách đây gần 50 năm. Họ đã tặng tôi một tấm ảnh cũ, và gợi nhớ bài hát rất xưa, thuộc loại bình dân mà hồi sinh viên tôi gọi là “sến”, đó là bài “Tấm ảnh ngày xưa” với những câu hát mộc mạc chân tình: “Ngày xưa em đến chơi tặng tôi một tấm hình”… Ký ức của thập kỷ 60 của thế kỷ 20 không hẳn thuộc về tôi, mà có lẽ của học trò tôi - những em trong tấm hình ở độ tuổi teen. Tôi phải cố hết sức dùng trí nhớ đã sa sút của mình như “ngọn đèn soi của người thợ mỏ” soi vào những khuôn mặt trẻ thơ và tôi ngạc nhiên khi thấy rất nhiều trong số học trò cũ trung học của tôi đã không còn nữa. Chiến tranh đã gây ra nhiều cái “chết trẻ” trong các em nhiều hơn tôi tưởng.

Tôi được may mắn (hay an ủi) hơn các em chăng khi tôi đã không chết trẻ? Tôi đã sống đến một tuổi già đáng kính. Tôi đã tận hưởng đặc ân của một cuộc sống trọn vẹn, tham gia vào tất cả các giai đoạn của nó, tất nhiên là ngoại trừ tuổi “siêu già” (như mẹ tôi, vừa mất tháng 8/2020 ở tuổi 104), điều mà tôi không biết có được thừa hưởng hay không?

Empty

Tôi đã quá già để chết trẻ rồi. Và thật sung sướng khi có thể tự giải phóng mình ra khỏi chiếc còng của nỗi ám ảnh về một cái chết… trẻ! Hơn thế nữa, nỗi ám ảnh về một cái chết trong đau đớn vì bệnh tật.

Còn hơn thế nữa, cái chết mà người thân yêu cảm thấy tuyệt vọng khổ đau nhất vì mất mát. Tôi liên tưởng đến 156 cái chết trẻ gần nhất - đêm 29/10/2022 - tại Itawohn Seoul Hàn Quốc. Các em không chết. Các em vẫn sống trong giấc mơ tươi đẹp. Tôi chỉ thấy trên truyền hình nhà nước VTV một sinh viên Việt Nam kể chuyện em thoát chết như thế nào, nhờ em về sớm, và em nói khi mắt rơm rớm: “Thương các bạn nữ vì nhỏ con nên bị che lấp và không thở được…” Rồi tôi đọc câu chuyện của một lính Mỹ cũng suýt chết trong đêm đó, nhưng khi thoát ra đã quay lại cứu người, anh nói: “Tôi to con như thế này mà còn ngạt thở, huống chi các bạn gái nhỏ… Khi tôi lôi các bạn ấy ra được thì đã không còn hy vọng!”

Nhưng giấc mơ cũng bị dập tắt. 156 người chết trẻ kéo theo bao giấc mơ đẹp… Thường khi tên Việt Nam được nhắc đến trên truyền thông quốc tế khi có tin tốt, nhưng bây giờ, có nhiều biến cố chết người trên thế giới thì tôi không muốn thấy hai chữ Việt Nam. Thế mà, trong đêm Halooween chết chóc ở Seoul, cay đắng thay trong danh sách tử vong có 24 quốc tịch nước ngoài tên cuối cùng là Việt Nam. Một cô gái 21 tuổi, mà hình ảnh có thể thấy trên mạng (dù bị làm nhòa khuôn mặt một chút) vẫn không giấu vẻ đẹp thiên thần rực rỡ của em. Với tôi, phải gọi em là cháu.

Cháu ĐTT, 21 tuổi, đã học 3 năm đại học Seoul và chỉ còn một năm nữa em có thể tốt nghiệp. Cha mẹ em chắc còn trẻ hơn tôi nhiều, nhưng dường như tôi cảm thấy nỗi đau của họ không thể nào chịu đựng. Tôi cũng đang xem lại phim Itawohn Class (Tầng lớp Itawohn)* để hiểu tại sao lễ hội Halloween tại khu phố chật hẹp đó lại đông đúc hơn những năm trước. Tất nhiên, như chúng ta biết, sự dồn nén sau 3 năm COVID-19 khiến chiếc “lò xo” của bản chất xã hội nơi con người bung ra dữ dội, nhưng gần nhất chính là kịch tính của bộ phim cũng có cảnh Hallooween tinh nghịch. Có thể đó là “thiên nga đen” báo hiệu thảm kịch, nhưng các nhà quản lý xã hội và chính quyền-những người lớn-mà tinh thần trách nhiệm dường như vẫn còn nhiều lổ hổng. Nhà chức trách địa phương đã nhận lỗi trước công chúng rồi, nhưng liệu những thảm kịch đám đông như vậy có còn xảy ra, không chỉ ở Hàn Quốc, mà có thể ở bất cứ nơi nào trên thế giới luôn bất ổn của chúng ta?

Empty

Trong những điều không chắc về những cái chết trẻ, có một một điều tôi tin chắc: đó là trách nhiệm của người lớn. Thường khi một cái chết trẻ xảy ra, trách nhiệm bao giờ cũng là người lớn. Không ngoại lệ. Tại sao tôi không chết trẻ vì hút thuốc? Đơn giản là cô giáo đã trừng phạt tôi rất nặng. Và bây giờ, nhìn lại, tôi cảm ơn cô vì trong đám đông chen chúc trong hành lang trường học, đã có mặt “người lớn” là cô giáo của tôi. Trong trường hợp của tôi, tôi vô cùng biết ơn cô giáo, (dù ở tuổi mới lớn, sự nổi loạn tâm lý khiến thanh thiếu niên thường chống lại ý muốn của người lớn.)

Empty

Tôi đã nghiền ngẫm bao Kinh Phật và quán tưởng về cái chết. Nhưng tôi không thể cầm nước mắt khi nghe về những cái chết trẻ của thời bình (tôi muốn nhấn mạnh “thời bình” vì hầu hết người chết trẻ ở Việt Nam, thời chúng tôi 20 tuổi, đều chết trong chiến tranh) như vừa mới xảy ra đêm 29/10/2022 ở Itawohn, Seoul - một khu phố hòa bình, đáng yêu, trẻ trung - mà tôi từng đến. Kể từ bây giờ nó được đặt tên “khu phố thảm họa đặc biệt”.

Empty

Những người lớn - nếu có trách nhiệm - phải có mặt theo nhiều cách khác nhau để bảo vệ bình an cho bọn trẻ cao nhất có thể. Một trong những cách đó là làm sao thiết lập được một môn học “quản trị rủi ro đám đông” tại các trường đại học, thậm chí trung học.

Vào tháng 11/2021, khi xảy ra sự kiện chen lấn đông người lên tàu cao tốc miễn phí lần đầu tiên tại Cát Linh - Hà Đông, chúng tôi đã viết vài dòng về cảnh báo trên website chinhphu.vn*, với mong muốn Việt Nam đang phát triển sẽ tránh được tốt nhất có thể những tai nạn chết người trong đám đông khi khai trương các hệ thống giao thông công cộng hiện đại chưa từng có, như metro ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn. Nhân đây tôi muốn giới thiệu cuốn sách giáo khoa về “khoa học đám đông” của giáo sư Keith Still, trong đó bà cho rằng con người hoàn toàn có thể tránh được những tai nạn thương tâm nếu “học” nghiêm túc các bài học từ lịch sử. Bà nhắc lại câu nói của một triết gia Đức. “Chúng ta đã học từ lịch sử rằng chúng ta đã không (chịu) học gì từ nó cả” (G.Hegel).

Empty

Bảng dưới đây, chúng tôi lược ghi lại các tai nạn đám đông từ năm 2013-2017, cho thấy 100% cái chết thương tâm, hầu hết là chết trẻ, là do “lỗi thiết kế và quản trị đám đông”.

Empty

Một môn học gọi là “quản trị đám đông” đã được dạy ở nhiều trường đại học, nhưng dường như, còn khá mới mẻ tại Á châu. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vừa mới yêu cầu các cơ quan chức trách phải “thiết lập một hệ thống quản lý tai nạn đám đông” áp dụng cho các sự kiện nhóm tự nguyện, mà không có người tổ chức như thảm họa Itaewon, dù quá trễ cho những người đã chết trẻ, nhưng “có còn hơn không” với tương lai đầy bất ổn phía trước. Trong khi đó, giáo sư Keith Still*, tákjc giả cuốn “Nhập môn về khoa học đám đông” (Introduction to the Crowded Sc1ence) tin tưởng rằng tất cả các đám đông đều tiềm ẩn rủi ro lặp đi lặp lại và hai nguyên nhân chính là do lỗi thiết kế các địa điểm tụ tập và lỗi quản trị đám đông và dòng người.

Empty

Giáo sư Keith Still giới thiệu một số kỹ thuật mô hình hóa để phân tích rủi ro đám đông và sự kiện. Cụ thể là:

Empty
Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết