Điểm danh 10 đặc sản rượu nổi tiếng của Việt Nam (P.2)

Rượu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt.

Tại sao một ly rượu nhỏ cũng khiến tôi thở khò khè?

Uống bao nhiêu nước trước khi đi ngủ tốt cho cơ thể?

Uống rượu say chớ ăn những thực phẩm này

Mạnh bia rượu, yếu chăn gối

Rượu Hồng Đào (Quảng Nam)

Rượu Hồng Đào là một "đặc sản" của tỉnh Quảng Nam gắn liền với 2 câu ca dao nổi tiếng:

“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm

Rượu Hồng Đào chưa nhắm đã say”

Rượu Hồng đào của người xứ Quảng

Rượu Hồng Đào khắp cả Quảng Nam nơi nào cũng có và thường chỉ làm ra dùng vào việc lễ, dịp cưới hỏi, lễ Tết. Rượu được làm từ nếp hương Bà Rén và gạo Gò Nổi mới thu hoạch. Men rượu phải là loại men đặc biệt tuyển chọn từ men lá cổ truyền. Rượu Hồng Đào còn là lời nhắc nhớ tình quê hương sâu nặng, nghĩa tình gắn bó giữa người với người.

Rượu Bầu Đá (Bình Định)

Rượu Bầu Đá thường được nấu bằng gạo lứt. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50 độ.

Rượu Bầu Đá

Ngày nay phong trào nấu rượu ở làng nghề phát triển mạnh, nhưng chất lượng đang bị suy giảm. Muốn có được những lít rượu Bầu Đá ngon nhất thì phải tìm đến đúng những hộ dân nấu ngay tại làng nghề truyền thống Bầu Đá. Nguyên do là vì cái hồn của Rượu Bầu Đá được tạo nên từ chính nguồn nước ngầm của làng nghề. Nếu nấu ở nơi khác, không dùng nước ngầm tại làng thì rượu không đạt chất lượng.

Rượu đế Gò Đen (Long An)

Rượu đế Gò Đen (gọi tắt là đế Gò Đen) được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền tại Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An. Rượu đế có có nồng độ cồn rất cao (có thể lên đến 50 độ cồn), là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Rượu đế Gò Đen - Long An

Đặc sản Rượu Đế Gò Đen được nấu từ các lò rượu tại gia theo phương pháp truyền thống ở các vùng lân cận tại khu vực Gò đen, Long Hiệp, Mỹ Yên (huyện Bến Lức), Phước Vân, Long Cang, Long Định (huyện Cần Đước). Rượu Đế Gò Đen ngày nay đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và được người dân khắp nơi trong cả nước tin dùng.

Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh)

Rượu được nấu từ gạo nếp và lên men bởi 36 vị thuốc Bắc. Nếp được nấu chín, để nguội và trộn với men, ủ kín trong 3 ngày. Tiếp theo cho nước với hàm lượng vừa đủ vào hũ cơm rượu đã ủ men và để tiếp 3 ngày nữa, sau đó đem chưng cất. Rượu Xuân Thạnh có nồng độ cồn cao, khoảng 60 độ, hương vị nồng nàn, hấp dẫn.

Rượu Xuân Thạnh 

Rượu cần

Rượu cần là loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam, được ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.

Những chàng trai cô gái dân tộc Thái thưởng thức rượu cần

Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách. Tùy theo dân tộc, vùng miền, nghệ nhân lại có những bí quyết khác nhau để làm rượu.

Thu Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng