Tết về có bánh chưng xanh - Có niêu thịt mỡ, dưa hành một keo
Lễ dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương
Tấm bánh chưng gói trọn yêu thương
Nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết gồm những gì?
Nghệ nhân làng Tranh Khúc tiết lộ bí quyết chọn bánh chưng ngon dịp Tết
Theo sự tích dân gian thì bánh chưng bắt đầu từ thời vua Hùng thứ 6. Để làm ra thứ bánh chứa đựng tinh hoa của trời đất để này cần có 5 nguyên liệu chính: Gạo nếp, đậu xanh, lá dong, thịt lợn, các loại gia vị và đặc biệt là hạt tiêu.
Khi cắt bánh ra, sẽ thấy năm màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: Màu vàng của nhân đậu (thổ), màu đỏ của thịt lợn (hỏa), màu trắng ngà của gạo nếp (kim), màu đen của hạt tiêu (thủy), màu xanh của lá dong (mộc).
Ngay cả quá trình luộc bánh cũng thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc, hỗ trợ hài hòa. Phải dùng nồi kim loại lớn (kim), xếp bánh vào rồi đổ nước (thủy), nhóm lửa (hỏa) đốt từ củi (mộc) trên nền đất (thổ).
Triết lý âm dương còn thể hiện ở lớp vỏ ngoài hình vuông là âm, nhân bên trong hình tròn là dương. Nó không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là loại thực phẩm chức năng nhờ mỗi thành phần cấu tạo nên nó.
Gạo nếp: Vị ngọt, thơm dẻo, tính ấm, tác dụng bổ tỳ vị hư yếu, dùng trị đau bụng, nôn mửa và tiểu dưỡng chấp. Tinh bột gạo nếp dùng trị tiêu chảy...
Đậu xanh: Có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc. Bột đậu xanh hoặc bột hạt đậu xanh đã mọc mầm trộn vào thức ăn hàng ngày có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng tăng lipid máu, giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch.
Thịt lợn (trư nhục): Tác dụng tư âm nhuận táo. Thịt lợn còn cung cấp protein và là thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hoá.
Muối trắng: Có lợi ích tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, nhuận táo, dẫn thuốc khác vào kinh thận. Muối có vai trò cân bằng thể dịch, cân bằng kali và natri, điều hòa âm dương trong cơ thể...
Mỡ lợn (trư cao): Tác dụng bổ hư nhuận táo. Hỗ trợ điều trị ho khan, táo bón, da khô nứt nẻ... Mỡ lợn bổ sung chất béo - đóng vai trò rất quan trọng về hình thành phát triển của hệ thần kinh, nội tiết tố, sinh dục... Ngoài ra, chất béo còn giúp hòa tan hấp thu chuyển hóa các vitamin thiết yếu khác.
Hạt tiêu: Được dùng để trị hen suyễn, đau nhức, đau họng, rối loạn đường tiết niệu, tả, sốt định kỳ và chứng khó tiêu. Trường phái y học Unani coi hạt tiêu là chất kích dục, thuốc xổ, thuốc giảm chướng bụng và các bệnh về lá lách, bạch biến, đau lưng, ợ hơi, liệt, sốt mạn tính...
Lá dong: Dân gian dùng lá dong để giải rượu, giải độc gan và chữa rắn cắn.
Bình luận của bạn