- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Trẻ bị đái tháo đường type 2 nguy hiểm và nhiều rủi ro hơn
Nắng nóng, cảnh báo nguy cơ với bệnh đái tháo đường
Cách mới để ngăn ngừa mù loà do đái tháo đường
Bí quyết sống lâu khi bị bệnh đái tháo đường
Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị béo phì, đái tháo đường, trầm cảm
Nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 tăng lên khi bạn già đi, đặc biệt là sau tuổi 45. Đó có thể là vì mọi người có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm khối lượng cơ và tăng cân khi có tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng tăng đáng kể ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Theo các số liệu trong Kiểm toán Quốc gia về bệnh nhi mắc đái tháo đường type 2 tại Vương Quốc Anh, có tới 533 trường hợp dưới 17 tuổi mắc đái tháo đường type 2 được phát hiện từ năm 2014 – 2015 (con số thực tế còn cao hơn gấp nhiều lần). Các con số cho thấy, 95% trẻ được chẩn đoán bệnh đái đường type 2 là thừa cân. Trong số đó: 10% ở độ tuổi 4 – 5, 20% ở độ tuổi 10 – 11.
Trong cơ thể người, béo phì tồn tại một trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu, thông qua huyết dịch tuần hoàn đến toàn bộ cơ thể. Nhờ có insulin đường mới đi vào tế bào để sử dụng cho cơ thể. Lượng đường glucose trong máu được duy trì trong một phạm vi an toàn nhất định cũng nhờ insulin. Sở dĩ insulin có đủ khả năng phát huy tác dụng đó là đầu tiên nó kết hợp với insulin thụ thể ở trên màng tế bào, sau đó dẫn dắt một loạt những chất truyền tín hiệu khác trong tế bào, truyền thông tin vào các tầng lớp sâu trong tế bào.
Sự trao đổi chất diễn ra trong bản thân tế bào để chuyển hóa đường thành năng lượng. Cơ chế vận chuyển, chuyển hóa glucose ở người béo phì có rất nhiều hạn chế chủ yếu do số lượng insulin thụ thể trên màng tế bào bị giảm sút, chức năng của từng thụ thể đơn lẻ cũng bị suy giảm, những thụ thể sau khi được insulin kích hoạt, chức năng truyền tín hiệu vào sâu bên trong tế bào lại bị tổn thương. Bên cạnh đó, số lượng phân tử vận chuyển glucose giảm, chức năng gan chuyển hóa glucose thành đường nguyên chất để tồn trữ lại không bảo đảm... Tất cả đều khiến chất đề kháng insulin được sản sinh ra, lượng glucose trong máu vì thế rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng đề kháng insulin.
Với người béo phì, thời kỳ đầu mới thừa cân, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa nên mới dễ mắc đái tháo đường type 2.
Đái tháo đường type 2 ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm và khó kiểm soát, vì các em đang ở tuổi ăn tuổi lớn, việc áp dụng chế độ ăn kiêng một mặt giúp ích cho điều trị đái tháo đường, mặt khác có thể đe doạ tới việc cân bằng dinh dưỡng, kìm hãm sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Chính vì vậy, việc làm cấp thiết bây giờ của các bậc phụ huynh là ngăn ngừa đái tháo đường ở trẻ bằng mọi giá: Tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục mỗi ngày và hãy là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
Nếu lo lắng con bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường type 2, hãy đưa trẻ đến bác sỹ nhi khoa để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Lưu ý, việc điều trị đái tháo đường ở trẻ em không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do đó, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế về loại thuốc và thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường hiệu quả, đặc biệt là những sản phẩm chứa thảo dược tự nhiên như: Khổ qua, Dây thìa canh, Tảo spirulina, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn...
Biết Tuốt H+
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website http://tdcare.vn/ hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn