- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Tập luyện điều độ giúp hạn chế biến chứng đái tháo đường ở người cao tuổi
Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị béo phì, đái tháo đường, trầm cảm
Đàn ông bất hạnh sống khoẻ hơn phụ nữ hạnh phúc?
Con đường luẩn quẩn của stress và đái tháo đường
Nghiên cứu mới: Thuốc chống đái tháo đường tốt cho bệnh nhân ung thư?
Nhiều người cao tuổi bị đái tháo đường
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cũng như rối loạn dung nạp glucose như tuổi, giới, chủng tộc, quốc gia, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống và béo phì… trong đó tuổi là 1 yếu tố rất quan trọng.
Các nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường ở những người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose; Do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi; Do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu; Do lối sống tĩnh tại ít hoạt động và do họ thường có béo phì hoặc thừa cân.
Đái tháo đường thường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể, nhất là về các bộ phận như mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Người cao tuổi bị đái tháo đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác. Bởi lẽ, ngoài các biến chứng về vi mạch (bệnh lý võng mạc, thận, thần kinh) và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…) là 2 nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh đái tháo đường còn làm cho người cao tuổi bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, teo cơ, ngã, gãy xương…
Biểu hiện đái tháo đường ở người cao tuổi thường không rõ ràng
Làm sao để hạn chế đái tháo đường
Khi người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường. sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn trong điều trị. Ngoài những nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường nói chung, khi điều trị cho người cao tuổi cần lưu ý thêm những điểm sau:
Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao (như mệt, khát nước nhiều, đái nhiều…), phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường huyết quá cao.
Chính vì vậy, các biện pháp điều trị không dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng đầu tiên và liên tục. Mức đường máu cần đạt được ở những người cao tuổi có thể cao hơn những người trẻ tuổi, cụ thể là đường máu trước bữa ăn sáng là 6 - 8 mmol/l và đường máu sau ăn 2 giờ là 7 - 11 mmol/l
Người cao tuổi bị đái tháo đường nên khám bệnh định kỳ
Tập thể dục điều độ: Đối với người bệnh đã lớn tuổi, tập thể dục dù là các động tác đơn giản cũng góp phần cải thiện sức khỏe. Người chăm sóc nên khuyến khích cha/mẹ/người thân của mình tập thể dục để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường và kéo dài tuổi thọ.
Dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống là điều rất quan trọng trong việc điều trị tốt cho bệnh đái tháo đường. Người bệnh nên ăn uống thanh đạm, chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, nhiều chất xơ như rau xanh và trái cây ít ngọt. Hạn chế các loại thức ăn giàu protein như: Lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn uống thanh đạm
Sử dụng thuốc hạ đường huyết điều độ: Nếu chỉ dựa vào chế độ ăn và tham gia vận động rèn luyện thì bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi không thể nào khống chế được bệnh đái tháo đường một cách hữu hiệu, mà phải kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết. Khi dùng thuốc nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ sau đó lúc cần thiết mới tăng dần dần. Việc dùng thuốc cần luôn thận trọng, đề phòng hạ huyết áp ở người cao tuổi.
Chữa các bệnh phát sinh: Mối đe dọa lớn nhất đối với người bệnh đái tháo đường cao tuổi chính là các chứng bệnh cùng phát sinh theo đái tháo đường. Do đó, chữa trị những chứng bệnh cùng phát sinh này đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm duy trì tình trạng sức khỏe bình thường, khả năng sinh hoạt ổn định cho bệnh nhân cao tuổi và kéo dài tuổi thọ cho họ.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Người nhà chú ý thường xuyên kiểm tra đường huyết của người cao tuổi, thông thường là: Trước bữa ăn chính 30 phút, sau khi ăn và sau khi ăn 2 tiếng để biết được khả năng hấp thu và sự thay đổi đường huyết trong cơ thể người bệnh.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Đối với người cao tuổi bị đái tháo đường, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một chế độ ăn lành mạnh, cũng như những loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCARE - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website http://tdcare.vn/ hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn