A nguỳ - gia vị cổ lành mạnh cho hội chứng ruột kích thích

A nguỳ có nhiều màu sắc khác nhau

Thảo dược tự nhiên giúp cai nghiện đường

7 loại trà thảo dược có thể thay thế cà phê

Cải thiện làn da đầy mụn trứng cá với sản phẩm thảo dược

Cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu nhờ các liệu pháp thảo dược sau

A nguỳ (Asafoetida) là loại cây thảo sống lâu năm, cao từ 0,6 - 1m, cuống lá dẹp bao thân cây, lá chẻ, hoa nhỏ màu vàng. Dược liệu thường dùng là khối mủ ngưng kết lại có màu sắc khác nhau: Màu tím nâu, nâu sậm, màu trắng hoặc vàng khá cứng nhưng khi bóp thì mềm, dính, mùi hôi và vị cay.

Theo “Trung Dược Đại Tự Điển”, a nguỳ được thu hái vào những tháng mùa Đông, trước khi ra hoa. Khi lấy mủ, dùng dao rạch thành rãnh ở vỏ cây, phần trên gốc, lấy lá lớn đậy lại. Mấy ngày sau thì mủ chảy ra và ngưng kết lại, cách khoảng 10 ngày sau lại làm như vậy để thu mủ rồi để dành dùng. Phần dùng làm thuốc là nhựa cây ở phần rễ sau khi nhựa ngưng kết lại.

A nguỳ sinh sống chủ yếu ở Trung Đông và Nam Á, chưa được trồng ở Việt Nam

Hiện nay, hình thức phổ biến nhất sẵn có của a nguỳ là loại chứa 30% nhựa a nguỳ, còn lại là bột gạo và gum arabic (một loại nguyên liệu phụ gia thực phẩm). Không chỉ là một loại gia vị khá phổ biến để chế biến đồ ăn chay ở Ấn Độ, a nguỳ còn được các nhà khoa học hiện đại khám phá ra những lợi ích to lớn trong hỗ trợ và điều trị bệnh, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích IBS – hội chứng ảnh hưởng tới 10% dân số toàn cầu.

Theo dõi infographic dưới đây để tìm hiểu công dụng của a nguỳ trong chăm sóc sức khoẻ con người:

Lưu ý:

A nguỳ được xem là an toàn cho hầu hết mọi người khi được tiêu thụ với số lượng vừa phải (dùng như gia vị trong bữa ăn hoặc 200 - 500mg/ngày cho mục đích chữa bệnh). Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy và tiểu rắt.

Không dùng a nguỳ cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 5 tuổi.

Phụ nữ tiền mãn kinh không nên sử dụng trong thời gian dài.

Không nên dùng a nguỳ khi bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc chống đông máu hoặc các loại thuốc cho bệnh tăng huyết áp nào.

Chính vì vậy, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất