Không đủ bằng chứng kết luận bức xạ điện thoại gây ung thư ở người
Vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại có hại như thế nào?
Video: Điện thoại di động có gây ra khối u não?
Trẻ em không nên xem TV, điện thoại quá 90 phút một ngày
“Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này
Bác sỹ Gary Larson - Giám đốc y tế tại Trung tâm trị liệu Procure Proton (Mỹ) trả lời:
Chào bạn!
Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy việc việc truyền sóng RF - EMF từ điện thoại gây ra ung thư não hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào khác. Điện thoại di động phát ra các mức năng lượng tần số vô tuyến thấp không ion hóa, do đó không được coi là đủ mạnh để làm hỏng vĩnh viễn mô sinh học bao gồm cả ADN, do vậy nó không làm tăng nguy cơ ung thư.
Thêm vào đó, điện thoại di động mới phổ biến trong khoảng 20 năm qua và ước tính có 4 tỷ người đang sử dụng điện thoại di động nhưng trong khoảng thời gian này, tỷ lệ mắc ung thư não vẫn không tăng lên.
Cũng theo Dữ liệu từ viện Ung thư Quốc gia (Mỹ), không có sự gia tăng tỷ lệ mắc khối u não nguyên phát trong khoảng thời gian mà điện thoại bắt đầu được sử dụng đến nay.
Chuyển điện thoại sang chế độ máy bay khi ngủ sẽ giúp vô hiệu hóa bộ phát sóng RF. Điều này có nghĩa là điện thoại không thể kết nối mạng, từ đó có thể làm giảm lượng bức xạ mà điện thoại phát ra. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ tiếp xúc với các loại sóng có từ trường tần số thấp hơn khi điện thoại được bật, đặc biệt là khi kết nối Wi-Fi.
Mặc dù sóng RF - EMF không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng tốt nhất bạn nên tránh xa điện thoại và các thiết bị điện tử khác khi ngủ. Theo nhiều nghiên cứu, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể ngăn cản việc sản xuất melatonin và khiến bạn khó ngủ, mất ngủ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn