U máu thường xuất hiện ngoài da và ở vùng đầu, mặt, cổ...
U máu, lành nhưng mệt
Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh dễ dàng
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi
TS. Đỗ Đình Thuận – Giảng viên Bộ môn Phẫu Thuật tạo hình, trường Đại học Y Hà Nội:
Chào bạn! U máu là loại u lành được tạo nên bởi các tế bào lót trong các mạch máu (gọi là tế bào nội mô), các tế bào này sản sinh một cách bất thường tạo nên u máu. U máu thường gặp ở trẻ dưới 1 tuồi, trẻ gái bị u máu nhiều gấp 3 - 5 lần các cháu trai. Thông thường, u máu không xuất hiện sau khi sinh mà phải sau 7 đến 10 ngày.
U máu thường ít khi gây ra biến chứng. Vì chúng tự biến mất đi khi trưởng thành. Nhưng cũng có những u máu không nhỏ đi mà tồn tại như một khối u thực sự. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Lúc này, các bác sỹ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị.
Trong giai đoạn đầu, u máu sẽ nhỏ lại một cách đáng kể với các thuốc điều trị. Các thuốc có thể áp dụng là corticoid (có dạng uống, dạng bôi và dạng tiêm trực tiếp vào khối u), thuốc chẹn beta. Hiện nay một số cơ sở y tế có sử dụng phương pháp laser để điều trị u máu trẻ em ở giai đoạn bướu tăng sinh, trong những trường hợp dùng thuốc không hiệu quả. Mặt trái của cách điều trị bằng laser có thể khiến bệnh nhân bị teo da hoặc biến đổi sắc tố. Nhiệt phát sinh từ tia laser còn có thể gây loét da, đau, chảy máu và để lại sẹo. Do đó, phương pháp này được khuyến cáo chỉ nên sử dụng khi điều trị u máu nằm nông dưới da, các mạch máu li ti còn sót lại khi u máu teo nhỏ lại hay ở giai đoạn tăng trưởng.
Trong trường hợp của bé nhà bạn, tôi nghĩ bé có thể bị u máu lành tính ở vùng má. U máu có thể teo nhỏ và biến mất hoàn toàn, do đó, bạn nên theo dõi u máu của bé. U máu trên má có ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên gương mặt của bé, do đó việc cần làm ngay bây giờ là không để u máu phát triển thêm. Cách điều trị hợp lý nhất là dùng thuốc và tái khám theo lịch.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn