Bệnh bạch tạng là gì? Và bạch tạng có nguy hiểm không?
Nếu cả bố lẫn mẹ mang gene bạch tạng thì đứa trẻ sinh ra có 1/4 nguy cơ mắc bệnh bạch tạng.
Bạch tạng là một rối loạn hiếm. Người ta ước tính rằng, cứ khoảng 17.000 người thì có 1 người có thể bị bạch tạng. Tại Ấn Độ hiện có khoảng 1 triệu người đang bị bạch tạng.
Cơ thể của những người bị bạch tạng hoàn toàn không thể sản xuất ra melamin. Vì vậy, họ thường có da màu hồng, tóc trắng và mắt màu hồng lẫn xanh dương.
Rung giật nhãn cầu là một tình trạng liên quan đến bạch tạng, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người bệnh.
Bệnh bạch tạng thường có 2 dạng, gồm: Bạch tạng một phần (bạch tạng chỉ có ở một hay vài vùng nhỏ trên cơ thể) và bạch tạng toàn phần (da trắng trên khắp cơ thể).
Bạch tạng là một bệnh không chỉ xảy ra ở người mà cả ở động vật và thực vật.
Tại Kenya và Tanzania, những người bị bạch tạng thường bị săn lùng. Người ta tin rằng máu, da và tóc của họ có thể chữa khỏi bệnh HIV. Đây là một quan niệm sai lầm và vô nhân tính.
Sự cô đơn và trầm cảm là tình trạng phổ biến mà những người bị bạch tạng gặp phải. Nguyên nhân là vì họ bị xã hộ xa lánh và tình trạng mê tín dị đoan của những người không hiểu biết về bệnh bạch tạng.