Bệnh đái tháo đường gây suy giảm thính lực như thế nào?

Đái tháo đường có thể gây nhiều biến chứng, trong đó có suy giảm thính lực

Bài kiểm tra online dự đoán nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường

Bạn có biết dùng hạt tiêu để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường?

Dậy thì sớm làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

6 biến chứng đái tháo đường thai kỳ mẹ bầu nên cảnh giác

BS. Abhay Vispute, bác sỹ điều trị bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện SRV (Ấn Độ), trả lời:

Chào bạn!

Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường đang có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân thường là do thời gian ăn uống thất thường, thiếu ngủ, lối sống không lành mạnh, không hoạt động thể chất thường xuyên hay chế độ ăn uống không lành mạnh.

Những thay đổi trong lối sống có thể làm tăng đề kháng insulin, khiến cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Điều này có thể khiến bạn không thể kiểm soát bệnh đái tháo đường, làm tăng nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, trong đó có suy giảm thính lực.

Không kiểm soát đường huyết tốt gây nhiều biến chứng đái tháo đường

Không kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và mỡ máu có thể gây tắc nghẽn các mạch máu trong tai trong, dẫn tới tình trạng suy giảm thính lực. Chưa kể, khả năng cung cấp máu tới các vi mạch trong tai suy giảm cũng có thể khiến tai trong bị thoái hóa nhanh hơn.

Có khoảng 13 – 15% các bệnh nhân đái tháo đường của tôi cũng đang phải đối mặt với tình trạng này. Suy giảm thính lực cũng thường xảy ra ở những người trên 45 tuổi không kiểm soát được đường huyết.

Người bệnh đái tháo đường có thể chú ý tới một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng suy giảm thính lực như: Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong tai; nghe thấy những âm thanh bất thường ở một bên tai... Khả năng cung cấp máu tới tai giảm có thể gây ra tần số cao/thấp ở một bên tai, làm tăng áp lực lên tai trong. Do đó, nếu bạn nghe thấy các tiếng vang ở một bên tai, hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng suy giảm thính lực ở người bệnh đái tháo đường.

Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp, người bệnh đái tháo đường có thể bị mất thính giác hoàn toàn. Một khi đã mất thính giác, bạn chỉ còn giải pháp duy nhất là sử dụng máy trợ thính. Chính vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên có biện pháp giữ ổn định đường huyết, cũng như kiểm tra thính lực mỗi 8 tháng để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu suy giảm thính lực.

Chúc bạn sức khỏe!

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường, giúp giữ ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị