6 biến chứng đái tháo đường thai kỳ mẹ bầu nên cảnh giác

Đái tháo đường thai kỳ có thể gây hại cho cả mẹ và bé

Uống trà có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2?

5 vi chất cần có trong chế độ ăn của người đái tháo đường

Chế độ ăn không gluten có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường

4 loại dầu ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường

Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Đái tháo đường thai kỳ không được điều trị có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, cân nặng của trẻ có thể tăng cao hơn so với mức trung bình (quá 3,6 kg), đồng thời sự phát triển não bộ của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

Nguy hiểm hơn, mẹ bầu có lượng đường huyết trên 105 mg/dL có thể làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi trong 4 - 8 tuần cuối thai kỳ.

Đường huyết tăng cao có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và đái tháo đường ở trẻ

Nếu mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh béo phì, đái tháo đường. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Current Opinion Obstetrics and Gynaecology cho biết: Lượng đường huyết tăng cao trong thai kỳ kết hợp cùng tình trạng tăng huyết áp có thể khiến bé dễ bị béo phì, tăng đề kháng insulin.

Béo bụng sau sinh

Nhiều phụ nữ có xu hướng tích mỡ tại bụng trong thời kỳ mang thai. Tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn loại bỏ lượng mỡ thừa này. Tuy nhiên, với những người mắc đái tháo đường thai kỳ, nguy cơ béo bụng càng tăng cao và khó điều trị hơn.

Đái tháo đường type 2

Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 trong vòng 20 năm sau khi sinh.

Bệnh tim mạch

Đái tháo đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến mức lipid trong huyết thanh, từ đó gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch khác cho cả mẹ và bé.

Đái tháo đường thai kỳ ở những lần mang thai tiếp theo

Thảo dược Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn có khả năng làm giảm đề kháng insulin, ổn định đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ đái tháo đường thai kỳ tiến triển thành bệnh đái tháo đường.

Nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo sẽ tăng cao nêu người mẹ đã mắc bệnh trong lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Diabetes care, tỷ lệ tái phát đái tháo đường thai kỳ có thể giảm bằng cách kiểm soát cân nặng của mẹ trước khi mang thai và hạn chế cân nặng của thai nhi.

Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ tiến triển thành bệnh đái tháo đường

Đề kháng insulin do thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân dẫn tới đái tháo đường thai kỳ. Sau khi sinh, nếu người mẹ kiểm soát được đường huyết qua chế độ ăn, luyện tập và duy trì cân nặng, có thể làm giảm kháng insuslin. 

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Sau khi sinh và cai sữa cho con hoàn toàn, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường để giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết