- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Quản lý bệnh đái tháo đường là quá trình toàn diện - từ đầu đến chân
Nên tiêm insulin ở vị trí nào?
Những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin
Táo bón sau tiêm insulin dùng thuốc gì điều trị?
Đái tháo đường có hoàn toàn do lười biếng, tham ăn?
“Để tránh mắc phải các biến chứng có nguy cơ cao dẫn đến tàn tật (cắt cụt chi) hoặc tử vong do đái tháo đường, người bệnh phải được chăm sóc tích cực và chính bản thân họ phải hiểu được tình trạng bệnh lý của mình.” BS. Kenvin Pantalone – chuyên gia nội tiết Bệnh viện Summa Western Reserve, bang Ohio, Mỹ cho biết.
Chăm sóc da tốt giúp hạn chế các vấn đề về da do đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường có khả năng gặp phải nhiều vấn đề về da như nhiễm trùng, nấm da, mụn rộp…. Nhưng họ khó có thể nhận biết được các dấu hiệu này bởi vì các tế bào thần kinh cũng bị hư hại do đường máu tăng cao kéo dài.. Hơn nữa, lưu lượng máu cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho da lành lại thấp tạo điều kiện cho các vết loét trên da và nhiễm trùng da phát triển nặng hơn.
Do đó, để ngăn chặn các biến chứng da do đái tháo đường, người bệnh n cần tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, thoa kem dưỡng ẩm sau khi tăm xong hoặc trước khi đi ngủ. Nếu phát hiện các đốm đỏ, đau hoặc khô da, bạn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn kịp thời.
Chăm sóc mắt đúng cách - hạn chế nguy cơ mù lòa do đái tháo đường
Biến chứng võng mạc đái tháo đường là một trong những thiệt hại nghiêm trọng nhất về mắt. Bên cạnh đó, người bệnh có nhiều hơn 60% nguy cơ mắc đục thủy tinh thể so với một người khỏe mạnh bình thường.
Nguyên nhân làm xuất hiện các biến chứng này là do, đường máu tăng thúc đẩy các quá trình oxy hóa sinh nhiều gốc tự do, chúng làm tổn thương lòng mạc, khiến sự dịch chuyển của dòng máu khó khăn hơn đồng thời làm tổn thương các tế bào thần kinh thị giác. Chính vì lý do này mà bác sỹ điều trị thường khuyên người bệnh đái tháo đường nên định kỳ 3 – 6 tháng/ lần đi kiểm tra mắt cho dù không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào.
Phòng biến chứng nha chu khi biết cách chăm sóc răng miệng
Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh nướu răng nếu bạn có bệnh đái tháo đường và ngược lại. Sức khỏe răng miệng kém đồng nghĩa với nhiều vi khuẩn trong miệng có thể dẫn đến ap-xe miệng.
Ngoài vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bệnh nhân đái tháo đường cần đến nha sỹ kiểm tra răng miệng tối thiểu 1 năm 2 lần.
Chăm sóc tim mạch
Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch của người bệnh đái tháo đường sẽ cao hơn so với người bình thường. Và đây cũng được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của người bệnh
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người bệnh cần duy trì và kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu. Một năm, bệnh nhân phải được đo chỉ số HbA1c tối thiểu 4 lần. Bệnh nhân cũng cần phải giảm mỡ máu và huyết áp ở mức an toàn và ổn định.
Giảm nguy cơ suy thận do đái tháo đường
Các mao mạch lọc cầu thận bị tổn thương do đường máu tăng cao, tác dụng phụ của các thuốc điều trị kèm theo áp lực khi thường xuyên phải đào thải đường ra ngoài là nguyên nhân làm phát sinh biến chứng suy thận. Nếu mắc phải biến chứng này bạn chỉ có thể chạy thận suốt đời hoặc thay thận nhưng chi phí rất tốn kém, không phải trong trường hợp nào cũng áp dụng được. Gánh nặng bệnh tật cùng gánh nặng tiền bạc có thể khiến sức khỏe của người bệnh ngày càng bị sụt giảm nghiêm trọng.
Để phòng ngừa và chăm sóc thận được tốt hơn, bệnh nhân đái tháo đường cần đo nồng độ Albumin nước tiểu ít nhất mỗi năm một lần. Kiểm soát bệnh đái tháo đường giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận xuống 30%.
Phòng ngừa biến chứng thần kinh do đái tháo đường
Đái tháo đường sẽ khiến hệ thống thần kinh bị “ăn mòn” từ ngoài vào trong nếu bạn không kiểm soát được đường huyết. Bắt đầu hệ thống thần kinh ngoại biên, đặc biệt là những khu vực cách não bộ “xa xôi” như bàn chân, bàn tay.
Các triệu chứng đặc trưng của tổn thương thần kinh là các cảm giác rát, ngứa ran hoặc tê bì tay chân. Thông thường, những bệnh nhân đái tháo đường sẽ được chăm sóc bởi một bác sỹ để phòng tránh loét và hoại tử.
Nếu bạn bị nấm móng chân, bạn cần tách những ngón đã bị lây nhiễm với các ngón khác bằng một chiếc tất tách ngón. Nấm móng khiến móng tay, móng chân biến dạng, chuyển màu vàng và giòn hơn.
Các biến chứng của bệnh đái đường tấn công gần như tất cả các bộ phận của cơ thể bệnh nhân. Điều quan trọng nhất mà bệnh nhân có thể làm để chống lại những biến chứng này là duy trì một lượng đường trong máu ở mức độ an toàn, đến gặp bác sỹ ngay khi có các dấu hiệu ban đầu xuất hiện các biến chứng gây ra bởi đái tháo đường.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn