Trẻ em bị béo phì có nhiều nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn
Những thói quen ăn kiêng sai lầm khiến gan nhiễm mỡ càng nặng
4 cách ngăn ngừa gan nhiễm mỡ ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang
Trẻ em cũng mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ: Người không uống rượu cũng có thể mắc bệnh
Một số bệnh gan tiến triển âm thầm không triệu chứng là bệnh gan do virus như viêm gan B, viêm gan C hay bệnh gan nhiễm mỡ không cồn (NAFLD).
Bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn đặc trưng bởi sự tích tụ bất thường của chất béo trong các tế bào gan. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương gan vĩnh viễn, xơ gan và cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gan ở người trưởng thành. Tại Mỹ, căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em. Ước tính, 8 – 10% trẻ từ 12 – 18 tuổi tại Mỹ bị bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gan nhiễm mỡ không cồn gắn liền với bệnh béo phì, có đến 35% trẻ em bị béo phì phải đối mặt với tình trạng này.
Ngoài ra, “có sự khác biệt quan trọng về tỷ lệ gan nhiễm mỡ không cồn theo chủng tộc/dân tộc và giới tính. Những người Mỹ gốc Tây Ban Nha và nam giới có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn cả”, theo bác sỹ Brumbaugh.
Do hầu hết các bệnh nhân gan nhiễm mỡ không cồn đều không biểu hiện thành triệu chứng, những trẻ em bị béo phì hoặc gia đình có người bị tăng lipid máu nên được tiến hành sàng lọc, kiểm tra nồng độ lipid máu và men gan từ khi 9 – 11 tuổi.
Phòng ngừa gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Trẻ em cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa lượng fructose cao – hợp chất có khả năng tạo thành lipid trong gan. Thông thường, các loại đồ uống nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều fructose. Các loại đường mía, mật ong hoặc các chất làm ngọt làm tăng tình trạng gan nhiễm mỡ không do cồn ở cả trẻ em và người lớn. Sự dư thừa chất béo bão hòa có nguồn gốc động vật và cholesterol cũng góp phần làm gia tăng tình trạng này. Các loại thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, gà rán, pizza cũng có chứa nhiều chất béo có hại, song lại được trẻ em cực kỳ ưa thích.
Đường fructose - "thủ phạm" dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ không cồn
Trong trường hợp của bé Michael (11 tuổi, người Mỹ) bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn, chỉ số khối cơ thể của cậu bé lên đến 32.2 và bị coi là béo phì. Để điều trị bệnh của Michael, cha mẹ đã cho bé hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống chứa fructose và thay thế các loại thực phẩm không đường, trái cây, trà thảo dược trái cây, đồng thời tăng cường vận động… Những thay đổi này giúp tình trạng sức khỏe của Michael có những cải thiện đáng kể. Trong vòng 6 tháng, chỉ số BMI của Michael giảm từ 32.2 – 29, gần đạt đến mức tiêu chuẩn. Men gan của bé cũng đạt ở ngưỡng bình thường.
Trẻ cần được tăng cường vận động thể dục thể thao
Theo bác sỹ nhi khoa Jeanne Gibia, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt là những phương pháp điều trị chính giúp giải quyết tình trạng gan nhiễm mỡ không do cồn ở trẻ em. Trẻ cần được ngủ đủ giấc và giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ.“Công thức đơn giản để điều trị và phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn ở trẻ em là 9 – 5 – 2 – 1 – 0: Trẻ em nên được ngủ 9 giờ, ăn 5 khẩu phần trái cây và rau xanh (1 khẩu phần tương đương: ½ bát trái cây cắt nhỏ, ¼ bát trái cây sấy khô, ½ bát nước ép trái cây, 1 bát rau xanh nấu chín hoặc sống), xem TV và máy tính không quá 2 giờ, tập thể dục 1 giờ và không uống đồ ngọt mỗi ngày” , bác sỹ Gibia bổ sung.
Bình luận của bạn