Bệnh nhân đái tháo đường nên làm gì trong năm 2017?

8 điều người bị đái tháo đường nên làm trong năm 2017

Biến chứng đái tháo đường gây tê bì, châm chích điều trị thế nào?

Đường huyết khi đói 6.5mmol/l, HbA1c 6.3% có mắc đái tháo đường chưa?

5 câu hỏi thường gặp ở người mới được chẩn đoán đái tháo đường

Kiểm soát lượng đường

Người bệnh đái tháo đường cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu bằng cách đo mức độ đường trong máu khoảng 4 lần/ngày. Cụ thể nên đo vào lúc đói (trước khi ăn sáng), 2 giờ sau khi ăn sáng, trước khi ăn tối và 2 giờ sau khi ăn tối. Không phải ai cũng cần theo dõi tỉ mỉ, nhưng nếu đường huyết của bạn từ 200mg/dL trở lên và rất khó hạ thì việc theo dõi thường xuyên là cần thiết. . Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cũng cần kiểm tra chỉ số HbA1C khoảng 3 tháng/lần để có thể theo dõi được cụ thể lượng đường trong máu.

Thói quen xét nghiệm nước tiểu

Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến suy thận mạn tính. Lượng đường dư thừa trong máu khiến thận phải làm việc liên tục để lọc các độc tố ra khỏi máu và theo thời gian, các mạch máu nhỏ sẽ dần bị hư hỏng. Điều này dẫn tới thiếu nước, thừa muối và bài tiết nước tiểu chứa quá nhiều protein. Mức protein trong nước tiểu phản ánh độ tổn hại của thận. Vì vậy, khoảng 6 - 8 tháng thì bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu một lần.

Đến gặp các bác sỹ tim mạch

Đái tháo đường không được kiểm soát sẽ làm xơ cứng các động mạch của tim, não, thận, chân, mắt… Tim bị ảnh hưởng nhiều nhất nên dù không có dấu hiệu bệnh tim, bạn vẫn không nên chủ quan. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra sức khỏe tim mạch hàng năm và bạn có thể bắt đầu từ năm nay nếu từ trước tới giờ bạn vẫn chưa nghĩ tới việc này.

Kiểm tra mắt

Bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể gặp phải các rối loạn liên quan đến mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và bệnh võng mạc đái tháo đường. Rối loạn mắt do bệnh đái tháo đường cũng có thể dẫn tới mù mắt, vì thế người bệnh không nên chủ quan mà phải thường xuyên theo dõi cũng như kiểm tra mắt thường xuyên.

Tìm hiểu thêm về chỉ số đường huyết

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý tới chỉ số glycemic (GI) trong thực phẩm. Chỉ số GI của thực phẩm cho thấy sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn giàu carbohydrate. Nhiều loại thực phẩm tinh bột có chỉ số GI thấp, trung bình hoặc cao, hiểu rõ chúng sẽ rất hữu dụng trong việc kiểm soát đường huyết.

Hãy chú ý tới đôi chân

Bệnh nhân đái tháo đường nếu phải làm việc trong điều kiện phải đứng quá lâu thì cần đi kiểm tra đôi chân để biết được những khu vực "nguy hiểm" trên bàn chân có thể phát triển các vết loét do bệnh đái tháo đường. Điều này sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho đôi chân của mình, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Duy trì tốc độ và tính thống nhất khi tập thể dục

Các bài tập thể dục như đi bộ nhanh có thể giúp đỡ trong việc quản lý bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý đến tốc độ đi bộ và tính thống nhất của các bài tập. Tốc độ đi bộ mang lại hiệu quả nhất là 6 km/giờ. Đi bộ vào đầu buổi sáng là cách tốt nhất để đói phó với bệnh béo phì và kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Nói chuyện với nhân viên tư vấn

Đừng ngần ngại để làm điều này bởi những biến động của lượng đường trong máu có thể dẫn đến sự thay đổi của mức độ dẫn truyền thần kinh. Khi điều này xảy ra, nó khiến người bệnh dễ bị thay đổi tâm trạng, dẫn đến lo âu và trầm cảm trong thời gian dài. Điều này khiến bạn dễ dàng từ bỏ mọi việc tự chăm sóc bản thân và làm bệnh trạng càng xấu đi, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng của não.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết