Đường huyết cao gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu tới não bộ.
Mắt mờ có phải biến chứng đái tháo đường không?
Ngứa chân và tê một bên đùi có phải biến chứng đái tháo đường không?
Mắc đái tháo đường bao lâu mới bị biến chứng?
Phải làm sao khi biến chứng đái tháo đường gây suy giảm thị lực?
Mối liên hệ giữa glucose và não bộ
Glucose là nguồn năng lượng chính cho hoạt động của não. Bộ não tiêu thụ một lượng lớn năng lượng để duy trì chức năng của các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, với người mắc đái tháo đường, lượng đường trong máu thường vượt ngoài ngưỡng bình thường. Đường huyết quá cao hoặc quá thấp có thể gây tổn thương các mô và cơ quan, trong đó có não bộ.
Tình trạng tăng đường huyết kéo dài được cho là gây ra stress oxy hóa và tổn thương thần kinh, làm giảm lưu lượng máu lên não và tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao thường đi kèm với đái tháo đường cũng góp phần làm tổn thương mạch máu não, gây thiếu máu cục bộ và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức.
Tăng đường huyết và sương mù não
Tăng đường huyết có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc kém minh mẫn, suy nghĩ chậm lại và khó tập trung. Trạng thái này thường được gọi là "sương mù não". Tuy chỉ là hiện tượng thoáng qua nhưng lại gây cản trở đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày. Một số người mô tả cảm giác này như mất dòng suy nghĩ, nói lắp, không tìm được từ ngữ phù hợp hoặc cảm thấy tinh thần hoàn toàn cạn kiệt.
Để khắc phục, người bệnh có thể được chỉ định tiêm insulin tác dụng nhanh hoặc thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhằm làm giảm lượng đường trong máu. Về lâu dài, việc tuân thủ điều trị, duy trì hoạt động thể chất đều đặn và ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng này.

Sương mù não tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó tập trung, mệt mỏi, hay quên,...
Khi biến chứng thần kinh trở nên nghiêm trọng
Đường huyết quá cao có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA) hoặc hội chứng tăng áp lực thẩm thấu (HHNS). DKA có thể dẫn đến phù não, trong khi HHNS làm giảm lưu lượng máu não, gây ra các triệu chứng như mê sảng, nhìn mờ, mệt mỏi và giảm khả năng tập trung. Cả 2 tình trạng đều cần điều trị cấp cứu và nếu tái diễn nhiều lần, có thể ảnh hưởng lâu dài đến chức năng não bộ.
Đường huyết cao mạn tính và nguy cơ suy giảm trí nhớ
Đường huyết tăng cao kéo dài gây ra stress oxy hóa, viêm nhiễm mạn tính và kháng insulin gây tổn thương não. Một số nghiên cứu còn cho thấy người mắc đái tháo đường có thể bị giảm tốc độ xử lý thông tin và hiệu quả tinh thần, đặc biệt là khi mức A1C (chỉ số đường huyết trung bình 3 tháng) ở mức cao.
Đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường cũng được ghi nhận là làm tăng tốc độ lão hóa não, trong khi đái tháo đường type 1 ở người lớn tuổi có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tư duy linh hoạt.
Mối liên hệ giữa đái tháo đường và chứng mất trí
Đái tháo đường type 2 không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn liên quan mật thiết đến chứng mất trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer. Một số nhà nghiên cứu còn gọi mối liên hệ này là "đái tháo đường type 3", do các rối loạn tín hiệu insulin trong não có thể gây tổn thương thần kinh tương tự như trong Alzheimer.
Đái tháo đường type 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí do mạch máu – một dạng sa sút trí tuệ do tổn thương hệ mạch máu não. Các yếu tố đi kèm như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì càng làm trầm trọng thêm nguy cơ này.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe não bộ?
Dù có mắc đái tháo đường hay không, bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ não bộ bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh như: duy trì chế độ ăn cân đối, tập thể dục đều đặn, kiểm soát huyết áp và giữ thói quen sinh hoạt xã hội tích cực.
Với người bệnh đái tháo đường type 2, việc kết hợp tập luyện sức bền và aerobic không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp tăng cường chức năng nhận thức.
Bên cạnh đó, quản lý đường huyết tốt cũng là một trong những cách hiệu quả nhất để làm chậm tiến trình suy giảm nhận thức. Tuy nhiên, kiểm soát quá chặt đôi khi cũng không phù hợp với người lớn tuổi có nhiều biến chứng, vì vậy việc cá nhân hóa điều trị và theo dõi sát sao bởi bác sĩ là rất quan trọng.
Bình luận của bạn