Bệnh tiểu đường type 2 có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Liệu đã có cách nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường tuýp 2 hay chưa?

Khi nào có thể dừng uống thuốc trị đái tháo đường?

Tại sao người đái tháo đường nên dùng mướp đắng để kiểm soát bệnh?

Sắp có thuốc uống thay thế thuốc tiêm insulin cho người đái tháo đường

Mắc đái tháo đường có nên ăn khoai sọ, khoai lang hay khoai tây không?

Trả lời:
Chào bạn,
Rất tiếc khi phải trao đổi thành thật với bạn rằng cho đến thời điểm này, dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa thể tìm ra cách chữa trị triệt để bệnh đái tháo đường hay tiểu đường type 2. Tuy nhiên, những tiến độ của ngành y tế trong thời gian gần đây về các phương pháp, loại thuốc mới đã giúp kiểm soát bệnh ngày càng hiệu quả hơn.
Cẩn trọng thông tin chữa khỏi bệnh tiểu đường type 2
Hiện nay trên một số phương tiện, lợi dụng sự lỏng lẻo của việc quản lý và lòng tin của khách hàng, có quảng cáo về các cách chữa khỏi hoàn toàn tiểu đường type 2, hoặc là dùng thuốc đó bỏ hoàn toàn thuốc tây, không cần tiêm insulin. Chúng tôi thiết nghĩ người bệnh cần cảnh giác bởi chưa có công bố nào xác nhận các phương pháp đó chữa khỏi bệnh. Mặt khác, việc một vài người dùng thuốc trôi nổi thấy đường huyết hạ nhanh, có thể về mức của người bình thường rồi kết luận đã khỏi bệnh là không có cơ sở. Báo chí thời gian gần đây đã lên án nhiều trường hợp người bệnh tự dùng các thuốc này, trong đó có trộn phenformin - một chất cấm có khả năng hạ đường huyết nhanh, nhưng tác dụng phụ rất nhiều, có thể gây suy đa dạng dẫn tới tử vong.
Các chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường giải thích: Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra do kháng insulin hoặc tụy giảm sản xuất hormone này hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân. Trong đó kháng insulin được cho là lý do chính gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ biến chứng xơ vữa mạch. Kháng insulin khiến đường trong máu tăng cao, việc làm giảm đường huyết sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng mạn tính và dài hạn, chứ điều đó không đủ để chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Ngay cả khi có mức đường huyết ổn định, người bệnh vẫn cần phải duy trì các phương pháp điều trị đang áp dụng mới có hiệu quả.
Những cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả
Ngoài các phương pháp điều trị theo khuyến cáo của bác sỹ như dùng thuốc, tái khám định kỳ, người bệnh tiểu đường còn cần tập thói quen sống lành mạnh, giảm căng thẳng, tích cực luyện tập hoặc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ nếu cần thiết.
Ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn
Cải thiện chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể có đủ dinh dưỡng chống đối lại mọi bệnh tật. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, bổ sung cá biển, chất béo lành mạnh và hạn chế thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn.
Tập luyện thường xuyên: Thói quen tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày giúp hạ đường huyết, tăng cường khả năng sử dụng insulin của cơ thể và cải thiện hàm lượng cholesterol. 
Giải tỏa căng thẳng: Căng thẳng thường xuyên sẽ khiến bạn khó khăn khi kiểm soát đường trong máu. Ngoài việc áp dụng các kỹ thuật thư giãn như hít sâu thở chậm, bạn nên tham khảo các bài tập thiền, yoga, Thái Cực quyền và nghe nhạc không lời thường xuyên để thanh tịnh tâm hồn. 
Dùng thêm các thảo dược tốt cho tiểu đường: Nhiều nghiên cứu cho thấy các thảo dược như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng…có lợi thế làm giảm kháng insulin nhờ tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường của cơ thể, đồng thời giúp bảo vệ, tái tạo các tế bào sản xuất insulin đã bị tổn thương của tuyến tụy. Từ đó chúng giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết lúc đói, ngăn chặn tăng đường máu sau ăn, giảm HbA1c và ngăn chặn biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Bệnh tiểu đường làm tổn thương nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như: đột quỵ não, biến chứng mắt, nhiễm trùng răng lợi, biến chứng tim mạch, tổn thương thận, thần kinh, tổn thương mạch máu…
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe GLUTEX với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết từ đó hạn chế các biến chứng tiểu đường. Sản phẩm đặc biệt hiệu quả với người tiểu đường tuýp 2, người tiền tiểu đường, đặc biệt là khi mới mắc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị